Ứng dụng điện thoại từng ra mắt 3 năm trước bỗng nhiên nhận được lượng download “khủng” nhờ bổ sung chức năng đặc biệt

Ứng dụng điện thoại này được phát triển bởi Sở cảnh sát đường sắt Tokyo, với mục đích hạn chế nỗi lo sợ biến thái trên tàu hoả, hiện tại đang trở thành app phổ biến nhất tại Nhật.

Digi Police được download hơn 237,000 lần, con số cao bất ngờ so với các ứng dụng khác. Điều đáng nói là ứng dụng này đã được ra mắt cách đây 3 năm nhưng gần đây số người download tăng nhanh và đạt đến ngưỡng cao bất thường.

Ảnh Nextshark

Cảnh sát Keiko Toyamine chia sẻ với Channel News Asia “Nhờ vào độ phổ biến của ứng dụng, con số download vẫn tiếp tục tăng trung bình 10,000 lượt mỗi tháng. Cô nhận xét các nạn nhân của tệ nạn biến thái tàu thường giữ im lặng, đó cũng chính là lý do các vụ việc này ít bị phát hiện nhưng tần suất xảy ra rất lớn. Nhờ vào tính năng gửi tin nhắn SOS của ứng dụng mà nạn nhân có thể thông báo đến các hành khách khác trên tàu mà vẫn có thể giữ im lặng.

Bên cạnh chế độ gửi tin nhắn kể trên, apps còn cung cấp rất nhiều chế độ đặc biệt khác. Ví dụ nạn nhân có thể bật âm thanh cầu cứu âm lượng lớn với nội dung “Ngừng lại”.

Theo thống kê năm 2017, có gần 900 vụ quấy rối trên tàu và nhà ga ở Tokyo. Sở cảnh sát đường sắt Tokyo đã ra mắt apps miễn phí 3 năm trước nhắm tới  đối tượng sử dụng là người già và trẻ em, nhằm hạn chế các vụ lừa đảo. Vài tháng trước, apps cập nhật chức năng “Cảnh báo quấy rối”, nhưng chỉ thực sự nổi tiếng thông qua vụ việc một nữ Idol bị quấy rối trên tàu năm ngoái.

Ảnh Channel News Asia

Kể từ đó, các cuộc thảo luận Online xoay quanh apps điện thoại ngày càng sôi nổi. Yui Kimura, một nhân viên quán bia 27 tuổi ở Hokkaido chia sẻ mối lo ngại mỗi lần bắt tàu đi Tokyo “Tôi luôn phải cảnh giác những lúc đi tàu ở Tokyo vì những người đàn ông không đàng hoàng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào“.

Reina Oishi, 21 tuổi, sinh viên đại học Tokyo “Em muốn download apps vì em đã bị quấy rối rất nhiều lần rồi“.

Các chuyên gia cũng công nhận apps có khả năng khuyến khích nạn nhân của nạn biến thái trên tàu lên tiếng và có biện pháp phòng tránh phù hợp. Akiyoshi Saito, nhân viên tổ chức xã hội, đã giúp đỡ đào tạo hơn 800 kẻ từng có hành vi biến thái trong các chương trình cải tạo nhận xét “Những kẻ biến thái thường có xu hướng tấn công những người yếu thế, có vẻ xấu hổ và không thích khiếu nạn vấn đề với cảnh sát“.

Vấn đề biến thái trên tàu đã bắt đầu được chú ý vào những năm gần đây. Trên mạng xã hội, ngày càng có nhiều chủ đề chia sẻ bí quyết phòng chống biến thái do chị em phụ nữ lập ra. Công ty đường sắt Đông Nhật Bản cũng từng phát động toa tàu chỉ dành cho nữ vào giờ cao điểm, đồng thời thắt chặt việc đặt các Camera an ninh trên một số tuyến tàu thường xuyên xảy ra các vụ quấy rối.

Hy vọng với sự hỗ trợ của apps cùng với sự quan tâm của chính quyền, các nạn nhân có thể mở lòng hơn để bảo vệ bản thân mình. Mỗi người cần bỏ qua sự xấu hổ, nhận thức được bản thân là nạn nhân, cần được giúp đỡ và có quyền kêu gọi sự hỗ trợ chứ không phải là gây phiền phức cho người khác.

Tham khảo  Channel News AsiaNextshark

Sacchan

Ghostbuster – Những dũng sĩ diệt yêu nổi tiếng trong lịch sử xứ Phù Tang

Công nghệ vũ trụ mới của Nhật là ứng dụng lại của vật dụng vô cùng quen thuộc này

Ứng dụng tuyển nhân sự dành cho Mobile đầu tiên được phát triển bởi Startup Nhật sắp ra mắt

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: