Tranh cãi về vấn đề thứ tự tên gọi người Nhật, liệu có cần thiết phải thay đổi?

Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản đã yêu cầu truyền thông các nước sử dụng tiếng Anh viết tên người Nhật theo thứ tự họ trước, tên sau. Ví dụ, tên đạo diễn hãng hoạt hình nổi tiếng Ghibli Hayao Miyazaki phải được viết là Miyazaki Hayao, hay tên Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phải được viết là Abe Shinzo.

Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản trả lời tờ Mainichi “Thời đại Reiwa đã bắt đầu và nước Nhật vinh dự tổ chức Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nước. Tôi nhận thấy rất nhiều tổ chức báo chí viết tên Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc là Xi Jinping và Tổng thống Hàn Quốc là Moon Jae-in theo dạng họ trước tên sau. Tôi hy vọng Thủ tướng của nước chúng tôi sẽ được viết bằng cách tương tự”.

Ảnh Kotaku

Trong tiếng Anh, tên của người Hàn Quốc và người Trung Quốc được viết họ trước tên sau.

Tuy nhiên không phải người Nhật nào cũng ủng hộ thay đổi này. Theo cựu thống đốc Tokyo, Yoichi Masuzoe cho biết “Việc thay đổi đem lại phiền phức và tốn kém”.

Tài khoản Twitter này cho biết các trang báo điện tử Nhật Bản phiên bản tiếng Anh vẫn sử dụng mẫu “tên-họ”, chỉ trừ tên nhân vật lịch sử trước thời Minh Trị và những nhân vật trong kịch truyền thống (Kabuki và Noh).

Từ thời Minh Trị, cách đây hàng trăm năm, thời kỳ đất nước bắt đầu mở cửa hội nhập với phương Tây, Nhật Bản chấp nhận cách viết tên tiếng Nhật kết thúc bằng họ. Nhật Bản cũng là quốc gia đầu tiên chấp nhận cách viết này nhằm thể hiện đẳng cấp của một quốc gia với dân trí cao, công nghiệp phát triển và Edo lúc này là thành phố lớn nhất thế giới.

Tại sao thứ tự sắp xếp tên lại trở nên quan trọng như vậy? Để giải thích vấn đề này cần hiểu về văn hoá gọi tên người khác theo phép lịch sự chuẩn Nhật và phương Tây.

Ảnh Japantimes

Ở phương Tây, bạn có thể chỉ cần biết tên một người mà không cần biết cái họ, trong khi ở Nhật thì ngược lại. Không người Nhật nào gọi thẳng tên của một ai đó nếu không phải là quan hệ thân thiết. Ngay cả khi gọi người khác bằng họ, người Nhật cũng phải thêm hậu tố -san hoặc từ chỉ chức vụ vào để thêm phần lịch sự.

Ví dụ một cái tên phương Tây, ông Sam Smith (Sam là tên, Smith là họ). Người phương Tây nếu muốn lịch sự sẽ gọi là Mr. Smith. Thế nhưng khi người Nhật nhìn vào cái tên, họ mặc định từ đứng trước là cái họ (vì trong tiếng Nhật viết họ trước tên sau).

Trở lại với lý do phải thay đổi thứ tự, vị bộ trưởng lo sợ rằng việc áp dụng cách viết tên trước – họ sau sẽ gây ra nhầm lẫn cho người phương Tây, dẫn đến một số tình huống nhầm lẫn và thiếu lịch sự.

Qua đây cho thấy sự tương quan và ảnh hưởng lẫn nhau giữa ngôn ngữ và văn hoá, trải suốt chiều dài lịch sử phát triển một dân tộc. Thế nhưng khi học một ngôn ngữ, đồng thời ta tiếp nhận luôn văn hoá của quốc gia đó. Ví dụ, khi học tiếng Nhật, ta biết người Nhật viết họ trước- tên sau do đó có thể hình dung cách gọi sao cho lịch sự với người đối diện. Thế nhưng khi đã được viết bằng tiếng Anh, chẳng phải nên viết theo cách mà người phương Tây quen thuộc hay sao. Vậy sự đề xuất thay đổi này liệu có cần thiết?

Ngay cả người Nhật cũng đồng ý rằng việc thay đổi sẽ chỉ khiến mọi chuyện thêm rắc rối.

Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?

Tham khảo Mainichi, Twitter

Sacchan

Có một Nhật Bản đang dần thay đổi – khởi đầu bằng sự sụp đổ của khuôn mẫu lý tưởng về việc làm

Thay đổi thói quen chăm sóc mắt với nước rửa mắt Aibon WVitamin

Khác biệt văn hóa: những bộ hoạt hình nước ngoài đã phải thay đổi như thế nào khi chiếu ở Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: