Con tin Nhật Bản kỳ lạ được đối xử đặc biệt, nhân tố đem lại thắng lợi cho Nhật trong Chiến tranh Nga- Nhật

Thời đại Samurai đã tồn tại ở Nhật từ 260 năm về trước. Khoảng năm 300 vào thời Edo được xem là giai đoạn kết thúc. Thời gian đó, các tàu thuyền từ châu Âu và Hoa Kỳ tìm cách cập bến các quốc gia châu Á và lan rộng chính sách cai trị thuộc địa. Ban đầu là các chính sách mềm dẻo như truyền bá tôn giáo đến vận chuyển buôn bán vũ khí và thống trị.

Chính vì lo sợ điều này, Chính phủ Nhật Bản thi hành chính sách 鎖国 (Sakoku) – Bế quan toả cảng. Chính sách này nhằm cắt đứt mọi liên hệ với nước ngoài, Nhật Bản tự tồn tại như một quốc gia độc lập, không lệ thuộc, quan hệ với bất kỳ quốc gia nào khác. Mặc dù tại một số khu vực vẫn trao đổi hàng hoá với nước ngoài nhưng nhìn chung, trên các lĩnh vực khác, việc liên hệ với tổ chức, cá nhân thuộc quốc gia khác bị nghiêm cấm. Ngay tận ngày nay, Nhật Bản vẫn còn rất nhiều ảnh hưởng sót lại từ thời kỳ này, khiến nước Nhật trở thành quốc gia tự tôn và độc lập cao.

Vào thời điểm ấy, nước Nga rất muốn giao lưu với Nhật Bản nên đã cử đại sứ đến Hokkaido nhưng lần nào cũng bị từ chối cho nhập cảng. Quá tức giận, Chính phủ Nga đã bày ra cách trả đũa. Nga tấn công và tranh chấp đảo Etorofu và đảo Karafuto (cách người Nhật gọi đảo Sakhalin), lúc này thuộc địa phận nước Nhật và những lùm xùm xung quanh vụ tranh chấp này vẫn kéo dài đến ngày nay.

Để đáp lại, Nhật Bản bắt giữ những người Nga đến Nhật bằng tàu thuỷ. Một số người bỏ trốn về nước và thông báo lại với Chính quyền Nga. Từ đó sự việc trở nên trầm trọng.

Động thái tiếp theo, Nga bắt giữ tàu của Nhật đậu gần đảo Kunashiri làm con tin. Đảo Kunashiri thuộc lãnh thổ nước Nhật, do đó hành vi này của Nga không những là xâm phạm bất hợp pháp mà còn xem là hành vi bắt cóc.

Trên chiếc tàu bị bắt làm tin đó của Nhật có một thuỷ thủ tên là Takadaya Kihei.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/96768

Takadaya bị bắt đến Nga làm tù binh, nhưng thay vì bị đối xử như tội phạm, người này lại nhận được sự đón tiếp chu đáo. Thay vì bày tỏ thái độ hằn học thù địch, cả Takadaya và Chính quyền Nga đã có những cuộc trao đổi chân thành và sâu sắc. Cũng nhân cơ hội này, Takadaya học tiếng Nga. Tại thời điểm đó, không có nhiều người Nhật biết nói tiếng Nga do đó người Nhật không thể hiểu được những yêu cầu bên Nga đưa ra, dẫn đến nhiều hiểu lầm.

Từ đó, Takadaya trở thành người truyền tin và thông dịch cho cả hai bên và tìm cách hoà hợp quan điểm của hai quốc gia. Nga và Nhật tiến tới thoả thuận trao đổi tù binh, nếu bên Nhật chịu thả tù binh người Nga, Takadaya sẽ được trả về nước.

Tuy nhiên, sau khi Takadaya được trả về nước, chiến tranh Nga-Nhật nổ ra, được xem là “cuộc đại chiến đầu tiên của thế kỷ 20”. Tuy rằng sau Chiến tranh thế giới, Nhật Bản bại trận và mất tất cả các đảo ở Hokkaido như đảo Kunashiri, đảo Etorofu và đảo Karafuto vào tay Nga, tuy nhiên trong chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản đã dành thắng lợi. Đây là một cú sốc lớn với các quốc gia châu Âu khi một cường quốc như Nga lại bại trận vào tay quốc gia châu Á bé nhỏ và công đầu thuộc về Takadaya.

Sau khi được trả về nước, Takadaya sống tại Hakodate, Hokkaido một thời gian trước khi quay về quê ở đảo Awaki vào năm 1818 do bệnh nặng. Được biết khi còn bé ông bị bắt nạt tại quê hương do đó những ký ức về hòn đảo Awaki đối với ông không mấy tốt đẹp. Tuy nhiên Takadaya lại đặc biệt thích hình ảnh những bông cải vàng mọc gần bờ biển ở đây do đó ông không thể nào ghét bỏ quê hương của mình. Vì thế trong quãng đời còn lại, Takadaya dành thời gian làm việc tại cảng Awaki và bảo vệ công trình ở quê nhà.

Cho đến khi qua đời ở tuổi 59, Takadaya vẫn không ngừng học hỏi, cống hiến, làm lay động trái tim rất nhiều người. Ông đã vượt qua rào cản ngôn ngữ và sống một cuộc đời trọn vẹn, thành công,

Kengo Abe

Mua thư tình từ em gái nhỏ ở máy bán hàng tự động, nhưng nội dung như thế nào còn tuỳ duyên

Té ngửa với 10 tội danh hy hữu nhất trong lịch sử Luật Pháp Nhật Bản

Tin nhanh: Thức ăn Nhật không hợp khẩu vị, người đàn ông Việt liền ra công viên bắt vịt về ăn

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: