Thông qua chế độ nghỉ phép chăm con dành cho nam giới – chế độ mới để làm gì khi người Nhật không thay đổi cách nghĩ?
Nuôi dưỡng một đứa trẻ vô cùng khó khăn. Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh con không thể quay lại làm việc ngay được. Chế độ nghỉ thai sản được đặt ra để đảm bảo quyền lợi của nhân viên nữ. Tuy nhiên, liệu chỉ với phụ nữ có thể chăm sóc tốt cho đứa trẻ?
Rất nhiều công ty Nhật Bản hiện tại đã áp dụng kỳ nghỉ cho nhân viên nam có vợ đang trong hoặc hậu thai sản.
Ảnh https://bizhint.jp/report/132035
Đó là chế độ cho phép nam giới được nghỉ ở nhà, phụ giúp vợ mới sinh con chăm sóc em bé. Tuy nhiên chế độ này lại vấp phải một vấn đề lớn.
Dưới đây là trường hợp áp dụng chế độ trên của một doanh nghiệp lớn, nếu bao gồm các công ty con sẽ có khoảng 10,000 nhân viên. Tại trụ sở chính của doanh nghiệp này có 2 nhân viên nam đang nghỉ theo chế độ thai sản nói trên. Tưởng rằng với một doanh nghiệp lớn như vậy, việc nghỉ phép sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến vận hành công ty, thế nhưng vào ngày thứ 2 của kỳ nghỉ, nhân viên nam bị sếp gọi thông báo từ tháng sau bị chuyển công tác. Đứa trẻ mới sinh ở nhà khi đó mới chỉ 3 tháng tuổi.
Vợ của anh nhân viên cũng dự định khi đứa trẻ đi mẫu giáo sẽ trở lại làm việc, thế nhưng đứa bé vẫn chưa đủ tuổi. Chưa kể đến việc vì vợ sinh con, anh đã mua một căn nhà mới và tháng này đã chuyển vào ở.
Không chỉ chăm sóc con, việc chuyển nhà đến một nơi xa lạ cũng đem lại cho cặp vợ chồng không ít khó khăn. Vai trò người chồng lúc này vô cùng quan trọng, ai cũng có thể nhìn ra được. Vậy mà ngay lúc này, lệnh chuyển công tác lại ập đến.
Anh cũng đã nói chuyện lại với cấp trên cho dời thời gian chuyển công tác từ 2-3 tháng nhưng bị từ chối. Chưa kể yêu cầu dồn ngày nghỉ có lương lại để nghỉ hết tháng này của anh cũng bị khước từ. Rõ ràng đây là một vụ bắt nạt nhân viên.
Từ xưa đến giờ người Nhật luôn có quan niệm rằng chồng ra ngoài làm việc kiếm tiền, vợ ở nhà quán xuyến chuyện nhà cửa. Thế nhưng thời đại hiện nay đã đổi khác, có rất nhiều phụ nữ ra ngoài làm việc, do đó bắt buộc người chồng phải chia sẻ gánh vác chuyện gia đình. Tuy rất nhiều chính sách mới mẻ hợp thời được thông qua, nhưng liệu người Nhật đã thực sự thay đổi cách nghĩ, hay vẫn cổ hủ và bảo thủ với những suy nghĩ áp lực.
Với tình hình này giới trẻ Nhật Bản sẽ ngày càng thờ ơ với việc sinh con, và sự chênh lệch trong thành phần dân số nước Nhật sẽ rất khó khắc phục.
Kengo Abe
Cơ hội cho lao động bỏ trốn được quay lại Nhật lần 2 nếu biết “chế độ tự nguyện xin về nước”
Chế độ “đặc biệt” dành cho người thất tình ở Nhật
Sự thật gây bức xúc về chế độ tuyển tình-nguyện-viên-không-công của Olympic 2020