Cuộc chiến giày cao gót của nữ nhân viên văn phòng Nhật Bản
Một tổ chức phụ nữ ở Nhật đã đệ trình kiến nghị lên chính phủ chống lại ý tưởng bắt buộc phụ nữ phải mang giày cao gót khi đi làm.
Chiến dịch có tên KuToo, một cách chơi chữ trong tiếng Nhật (từ Kutsu có nghĩa là giày, và Kutsuu có nghĩa là đau đớn) đã được phát động bởi nữ diễn viên đồng thời là nhà văn tự do Yumi Ishikawa. Chiến dịch nhanh chóng nhận được đông đảo sự hưởng ứng.
Ảnh LIMO
Các nhà vận động cho biết việc đi giày cao gót được coi như quy tắc bắt buộc khi săn việc hoặc làm việc tại nhiều công ty Nhật Bản.
Ishikawa trả lời phỏng vấn sau khi gặp quan chức của Bộ Lao động: “Hôm nay chúng tôi đã gửi một bản kiến nghị kêu gọi đưa ra luật cấm các chủ lao động buộc phụ nữ phải đi giày cao gót như một hình thức phân biệt đối xử hoặc quấy rối tình dục”
Nữ diễn viên cũng chia sẻ những khó chịu vì cảm thấy bất công khi phải mang giày cao gót. Cô từng làm thêm và phải mang giày cao gót phần lớn thời gian trong ngày. Gót chân của cô sưng tấy và chảy máu.
1万人を超えました!
メールアドレスとお名前だけで署名ができます。問題点:
①性別によって同じ職場で強制される服装が違うこと
②健康を害してまで強制されるマナーとは?「厚生労働省宛: #KuToo 職場でのヒール・パンプスの強制をなくしたい!」 https://t.co/q61K5E2TVw @change_jpより
— 石川優実@#KuToo署名中?? (@ishikawa_yumi) February 21, 2019
Chưa kể một số nơi còn quy định phụ nữ mang giày cao từ 5-7 cm, phải là giày mũi kín màu đen.
Trong một ngày làm việc, cô nhận thấy nam đồng nghiệp của mình được mang giày đế bằng, bực mình, Ishikawa đã tweet về sự bất công trong quy định về đồng phục. Bất ngờ là Tweet nhận được đến 67 nghìn like và gần 30 nghìn lượt retweet. Được sự khuyến khích của cộng đồng mạng, Ishikawa đã tạo nên hashtag #KuToo.
“Người ta thường không muốn làm ầm ỹ mọi chuyện lên, thế nhưng nếu bạn nghĩ điều gì đó là không đúng, đừng ngại bàn luận về nó”.
Hiện tại bản kiến nghị của cô đã nhận được gần 20,000 chữ ký trên mạng. Cũng nhờ đó mà Ishikawa nhận ra rằng vấn đề này được rất nhiều người đồng cảm.
Vào ngày 3 tháng 6, cô đã nộp kiến nghị lên Bộ Sức khoẻ và Lao động Nhật Bản, thời điểm này cũng trùng với đợt tốt nghiệp của các sinh viên đại học. Cô hy vọng có thể giảm gánh nặng mang giày cao gót đi tìm việc cho lứa sinh viên này.
Tuy nhiên bộ trưởng Takumi Nemoto đã thông báo rằng ông không ủng hộ luật cấm lên quy định về trang phục. Ông cho biết “Đó là quy chuẩn xã hội đã được chấp nhận về sự cần thiết của mang giày cao gót tại nơi làm việc”.
Ảnh ハフポスト
Những người ủng hộ chiến dịch chỉ ra một số trường hợp thay đổi quy định trang phục ở các quốc gia khác trong những năm gần đây.
Ở Anh, vụ kiện của Nicola Thorp cho công ty kiểm toán PwC, tên đầy đủ là PricewaterhouseCoopers vào tháng 12 năm 2015 về vụ việc tương tự đã khiến công ty này phải thay đổi quy định về trang phục để tránh phân biệt giới tính.
Tại Liên hoan phim Cannes 2016 được diễn ra tại Pháp, Julia Roberts cùng nhiều nữ diễn viên khác đã khiến các nhiếp ảnh gia bất ngờ khi đi chân trần hoặc sneaker trên thảm đỏ. Vụ việc này nhằm phản đối luật bất thành văn tại Cannes rằng phụ nữ phải đi giày cao gót.
Nhật Bản hiện tại đã có nhiều chế tài nhằm hạn chế phân biệt giới tính được quy định trong cách thức tuyển dụng, đào tạo, làm mới hợp đồng,… nhưng vẫn chưa có quy định nào về trang phục của nhân viên.
Ishikawa chia sẻ thêm “Xã hội Nhật Bản gồm những người rất ngại lên tiếng, thế nhưng khi ai đó đã nói ra, những người khác sẽ nghe theo”.
Tất nhiên những phụ nữ cảm thấy thoải mái với việc mang giày cao gót vẫn được phép mang, đồng thời cô cũng nói “thậm chí nếu nam giới có nguyện vọng mang giày cao gót thì họ cũng có quyền làm điều đó”.
Cuộc chiến giày cao gót, hay mở rộng hơn là cuộc chiến đòi bình đẳng giới ở Nhật sẽ đi về đâu?
Tham khảo: theguardian, japantimes
Sacchan
Thêm một lý do giải thích vì sao nữ giới Nhật thích đi giày cao gót
“Chân dài” mang giày cao gót chạy 90m ở Wakayama
Quảng cáo PS4 giống như đang xem phim ca nhạc – chắc chắn chỉ có tại Nhật Bản