Người Edo bán tất cả mọi thứ – nhờ vậy mà Tokyo đã trở thành ‘thành phố xanh’ từ 200 năm trước

Lượng rác thải trên toàn cầu đang tăng dần lên. Trong số các loại rác thải có loại tái chế được, không tái chế được và rác có thể dùng để san lấp.

Trong giới hạn cho phép, chúng ta nên ưu tiên sử dụng những vật dụng có thể tái chế, và để thuận tiện cho việc xử lý rác, việc phân loại rác có vai trò rất quan trọng.

Ảnh https://jp.sputniknews.com/opinion/201610092875197/

Hiện tại ở Việt Nam đã bắt đầu phân loại rác, thế nhưng ở Nhật việc này đã được thực hiện cách đây 200 năm trước ở Tokyo, lúc đó gọi là Thành Edo.

Vào thời đó, thành phố Paris của Pháp cũng nổi tiếng là một thành phố lớn, nhưng lại ngập chìm trong mùi hôi của rác thải. Chưa kể khi đó chưa có hệ thống thoát nước như bây giờ, người ta đi vệ sinh vào một chiếc hộp nhỏ, sau đó vào ban đêm thì vứt ra ngoài cửa sổ. Chính bởi hành động này mà thành phố có mùi rất kinh tởm.

Bạn có tin được không, sự ra đời của nước hoa nhằm giúp người dân Paris thoát khỏi mùi hôi thối này, thậm chí giày cao gót là phát minh để tránh việc giẫm phải rác thải vương vãi khắp nơi trên đường phố.

Dân số Paris khi ấy là 670 nghìn người, ở London là 860 nghìn người, trong khi dân số thành Edo khi đó đã lên tới 1 triệu 200 nghìn người.

Thế nhưng đô thị đông dân này vô cùng sạch sẽ, thậm chí không có rác thải. Người dân Edo khi ấy đã biết cách tái chế rác sinh hoạt. Những loại hình tái chế sơ khai nhất có thể kể đến:

1. Tái chế giấy

Ảnh http://www.nara-u.ac.jp/faculty/let/history/news/2019/115

Thời đó người Nhật sử dụng giấy Washi, khác với loại giấy thông thường ngày nay. Giấy này có thể tái sử dụng được, do đó sau khi dùng xong, người Nhật không vứt giấy đi mà đem đi bán lấy tiền. Nhiều người còn nhặt giấy vứt ngoài đường về bán nên đảm bảo không có rác giấy ở trên đường.

2. Quần áo cũ

Ảnh http://www4.airnet.ne.jp/sakura/katazome/katazome_11.html

Thời đó trang phục của người Nhật là Kimono. Bên cạnh các tiệm sửa quần áo, Edo còn có rất nhiều cửa hàng bán quần áo cũ. Theo thống kê cho thấy có tới 4000 cửa hàng quần áo cũ tại Edo thời bấy giờ. Ngoài ra với quần áo bị sờn, rách, người ta sẽ tận dụng để làm túi xách phong cách Vintage.

3. Chén bát vỡ

Ảnh https://mag.japaaan.com/step/43111

Người Việt Nam chúng ta kiêng sử dụng chén bát vỡ. Thế nhưng ở Nhật, họ có thể tái sử dụng chén bát vỡ một cách rất sáng tạo và đầy tính nghệ thuật. Thời Edo cũng có một số cửa hàng chuyên sửa chén bát vỡ, hiện tại kỹ thuật này đã trở thành một nét văn hoá rất đặc trưng của Nhật, được biết tới với cái tên “Kintsugi –Vẻ đẹp của sự không hoàn hảo“.

4. Nến dùng rồi

Ảnh https://www.e-maruesu.net/product/candle/unique/011.html

Thời xưa chưa có điện, người dân chủ yếu dùng nến làm nguồn sáng vào buổi tối. Sau khi đốt xong sáp nến sẽ chảy ra thành các tàn nến. Người Nhật không vứt tàn nến đi mà giữ lại để bán cho những người thu mua với mục đích tái chế.

5. Tro

Thời xưa người dân nhóm củi dùng lửa nấu ăn. Sau khi củi cháy hết sẽ để lại tro. Tro này cũng có thể bán đi để tái chế hoặc dùng làm phân bón ruộng.

6. Phân

Thời Edo, hình ảnh những người gánh phân đi khắp đường phố rất dễ thấy. Phân này dùng bón cho đồng ruộng. Phân của người giàu bán có giá cao hơn phân của người nghèo, vì người dân tin rằng chất thải của những người được ăn cao lương mỹ vị sẽ có chất lượng tốt hơn.

Làm giàu ở thời Edo đúng là không khó, chỉ cần bán chất thải mà cũng có thể kiếm được tiền.

Edo là thời đại mà mọi thứ đều có thể dùng để thương mại được, từ chai lọ, tóc của phụ nữ, thức ăn thừa, ngay cả phân cũng có thể biến thành tiền. Với người dân Edo, tất cả mọi thứ đều có thể tái sử dụng, không có cái gì là rác.

Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm rác thải đang rất nhức nhối. Người Việt sử dụng quá nhiều sản phẩm không thể tái chế như ly nhựa hay kim loại nặng, thậm chí tự biến mình thành bãi rác khi nhập phế liệu từ nước ngoài về. Nhưng nếu có thể thay đổi được suy nghĩ, bắt đầu từ mỗi người dân, tôi tin rằng đất nước Việt Nam cũng có thể trở nên xanh – sạch – đẹp, không những thế còn có thể bảo vệ hệ sinh thái, môi trường sống của rất nhiều loài động vật khác.

Kengo Abe

Nhật Bản- quốc gia siêu tái chế- Thậm chí những món đồ bỏ đi này mà cũng mang lại món hời lớn

Coolbiz – Chiến dịch ăn mặc mát mẻ dành cho dân văn phòng để bảo vệ môi trường

Bê bối của công ty điện lực TEPCO, lừa thực tập sinh nước ngoài làm việc trong môi trường nhiễm phóng xạ

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: