Tưởng là lịch sự, hoá ra lại vô cùng bất tiện – Người Nhật đang gặp khó khăn thay đổi thói quen đi thang cuốn

Bạn đã bao giờ bất ngờ trước cảnh người Nhật xếp thành một hàng khi đi thang cuốn, nhường một bên thang cho những người đang vội? Phép lịch sự của họ thật tuyệt vời. Thế nhưng hiện tại đất nước này đang đề ra rất nhiều chiến dịch nhằm thay đổi cách xếp hàng này.

Nói thêm về việc xếp hàng, ở từng vùng khác nhau cũng có sự khác biệt về hướng đứng. Ví dụ người Osaka đứng ở bên phải trong khi người Tokyo đứng ở bên trái. Sở dĩ có sự khác biệt này vì người Kansai cho rằng họ khác biệt với phần còn lại của Nhật Bản, đặc biệt so với Tokyo. Suy nghĩ này bắt nguồn từ sự khác biệt lịch sử của hai thành phố lớn của Nhật. Trong khi Osaka trước kia là đô thị thương nhân thì Tokyo vẫn là thành phố của Samurai. Các thương nhân giắt túi tiền ở một bên trong khi Samurai đeo kiếm ở bên còn lại.

Theo Nikkei, thang cuốn đầu tiên ở Nhật được lắp đặt vào năm 1914, nhưng đến năm 1967, Osaka mới có chiếc thang cuốn đầu tiên tại ga Umeda. Có một thông báo ở ga Hankyu Umeda yêu cầu mọi người đứng về phía bên phải và chừa phần bên trái trống. Có nhiều giả thiết cho rằng truyền thống đứng bên phải thang cuốn này được học tập từ quy tắc sử dụng thang cuốn của London.

Còn ở Tokyo, người dân đứng phía bên trái theo quy tắc giao thông của Nhật (xe cộ đi bên trái).

Nhật Bản đã và đang cố gắng thay đổi thói quen đi thang cuốn của người dân. Ví dụ, vào năm 1998, bảng thông báo đứng bên phải ở ga Hankyu Umeda bị gỡ bỏ, thế nhưng dân Osaka vẫn duy trì thói quen này.

Vào năm 2015, đã có lệnh phạt tiền với những người Osaka đứng ở bên phải. Tuy nhiên, Eiji Saito, phát ngôn viên của Hiệp hội ga đường sắt Nhật Bản phát biểu với The Japan Times “Chúng tôi không ủng hộ việc này. Đây là điểm phân biệt chúng tôi với phần còn lại của nước Nhật”.

Từ bỏ việc ép người dân không đứng bên phải, có rất nhiều chiến dịch khác yêu cầu người dân đứng cả hai phía của thang cuốn, vì báo cáo cho thấy có nhiều người chạy trên thang cuốn và điều này rất nguy hiểm, nhất là khi họ có thể đâm vào người lớn tuổi. Ngoài ra, Nhật Bản đang thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài, quy tắc đứng trên thang cuốn có thể khiến người nước ngoài gặp nhiều khó khăn để thích nghi, đặc biệt với những người thuộc tôn giáo đặc biệt.

Tờ Yomiuri Shimbun thống kê được từ năm 2011 đến 2013, có hơn 3800 người phải vào viện do tai nạn thang cuốn. Liệu có cần thiết phải chừa trống một bên thang cuốn khi điều này tiềm tàng nhiều nguy cơ? Chưa kể đến trường hợp người bị tật về tay sẽ gặp khó khăn khi sử dụng thang cuốn nhưng chỉ còn một bên có thể dùng được.

Ở sân bay Narita và Haneda đã có lệnh cấm đứng về một bên khi đi thang cuốn vào năm 2015. Thế nhưng thói quen lâu đời này rất khó thay đổi.

Không chỉ vấn đề đứng về một bên, vấn đề đi trên thang cuốn cũng gây nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó bên cạnh biển đề nghị đứng hai bên còn có biển cấm đi bộ trên thang cuốn.

 

Tham khảo Kotaku

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: