Sốc với phát ngôn của anh chàng cựu sinh viên Đại học Tokyo: Ăn làm gì để rồi cũng đi đại tiện?

Ăn là một nhu cầu cơ bản của con người. Bên cạnh tiếp thu dinh dưỡng chuyển hoá thành năng lượng phục vụ các hoạt động cơ thể, ăn còn là một hình thức giải trí và tận hưởng cuộc sống.

Với một số người, ăn còn là một cách giải toả stress sau những ngày làm việc mệt mỏi, vất vả.

Tuy nhiên có một người đàn ông Nhật Bản lại có suy nghĩ trái ngược hoàn toàn với đa số.

Anh năm nay 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học Tokyo, một trong những trường đại học danh tiếng nhất Nhật Bản, làm việc cho một công ty IT.

Ảnh http://blog.livedoor.jp/dqnplus/archives/1991585.html

Triết lý của anh này quái lạ như sau:

“Đồ ăn vào bụng cuối cùng sẽ thành phân. Vậy có đần độn không khi bỏ tiền và thời gian ra để mua đồ ăn? Chả khác gì lãng phí những thứ đó vào phân cả.”

Anh Sasaoka không phải vì có một sự ghét bỏ đặc biệt với thức ăn, tuy nhiên trong một khoảng thời gian với số tiền cho phép, anh cho rằng đầu tư vào một khoảnh khắc thoả mãn với thức ăn là một sự lãng phí.

Khi còn là sinh viên, anh Sasaoka phải sống rất chật vật vì gia đình nghèo khó.

“Đối với tôi kết quả quan trọng hơn quá trình. Việc ăn uống của tôi chỉ hướng tới việc đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể”.

Đó cũng chính là lý do anh chàng này thiết kế 3 bữa ăn trong ngày của mình chỉ với món bột ngô.

Chỉ với 12 giây cho bột vào nước khuấy đều và uống, anh chàng đã hoàn tất 1 bữa ăn của mình.

“Thời gian để lấy dinh dưỡng từ thức ăn như vậy là đủ rồi. Bạn có thể dùng khoảng thời gian còn lại để làm việc, học tập và sống có ý nghĩa hơn”.

Chính chủ cũng đã khẳng định chế độ ăn này không làm anh bị đói cũng như gầy đi. Sức đề kháng không giảm, anh cho biết mình rất khoẻ và không dễ bị cảm. Chỉ có một vấn đề duy nhất là răng hàm có vẻ hoạt động kém linh hoạt hơn do ít nhai.

Sasaoka cũng không phải quá khắt khe với bản thân. Khi đi chơi cùng bạn bè hoặc hẹn hò, anh chàng cũng có ăn một ít. Tuy nhiên khi ở một mình, anh tuân thủ chế độ ăn kỳ quái để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Được biết, anh Sasaoka đã duy trì chế độ này được 1 năm. Tuy rằng không ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng liệu như vậy có ổn không? Liệu bạn có cho rằng triết lý của anh chàng này là đúng đắn? Liệu có lãng phí không khi con người tận hưởng thú vui ăn uống?

Trong một xã hội dư thừa thức ăn nhưng thiếu hụt dinh dưỡng, liệu chế độ của anh chàng kỳ quái này có trở thành tiêu chuẩn?

Kengo Abe

Trải nghiệm cảm giác ăn uống cùng nhân vật ảo Nhật Bản

Chùm ảnh gây gây hoang mang tín đồ ăn uống, khuyến cáo nên nhìn lại lần 2

Tản mạn văn hóa Warikan khi ăn uống của người Nhật

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: