Xoay quanh ý tưởng về chiếc quần hạn chế “hậu quả thả bom” – có phải học sinh Nhật ngày nay quá nhạy cảm?

Một nhóm nam học sinh gồm 3 người sống tại Tokyo đang nghiên cứu cho ra đời chiếc quần đặc biệt, ngăn âm thanh và mùi hôi khi đánh rắm.

Hiện tại, các học sinh này đang cố gắng kết hợp 3 chức năng cách âm, hấp thụ sóng âm và khử mùi, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa tìm được chất liệu phù hợp. Họ đã thử qua rất nhiều loại chất liệu, từ miếng đệm xốp đến kim loại hoặc vật liệu thiên nhiên nhưng loại nào cũng để lộ một số yếu điểm không thể khắc phục.

Cả 3 người đều rất trẻ và yêu thích khoa học, do đó dù ý tưởng có phần kỳ lạ nhưng sự đam mê này các cậu bé rất đáng được tuyên dương. Lẽ ra tôi có thể ủng hộ ý tưởng nhiệt tình, thế nhưng khi biết động cơ đằng sau, tôi lại cảm thấy có chút buồn.

Ảnh https://www.newsweekjapan.jp/reizei/2019/07/post-1099.php

Khi được hỏi động cơ nào khiến các cậu nảy ra ý tưởng về chiếc quần độc đáo này:

” Khi ai đó đánh rắm những người xung quanh cũng sẽ ngửi thấy, nhưng thường im lặng chịu đựng. Điều này nếu tích tụ lâu ngày sẽ rất có hại cho sức khoẻ. Bọn em muốn giúp xoá bỏ mối lo ngại này cho mọi người”.

Đánh rắm vốn không phải là một vấn đề, đó là nhu cầu tự nhiên của cơ thể. Bây giờ tôi đã gần 50, nhưng chưa một lần coi đấy là chuyện lớn cả. Nếu người bên cạnh tôi đánh rắm nặng mùi, tôi sẽ âm thầm tìm cớ đi ra ngoài hoặc đổi chỗ. Vậy mà chuyện nhỏ nhặt này lại khiến những người trẻ tuổi băn khoăn nhiều như vậy ư?

Thậm chí khi đó tôi cũng có thể đùa “Anh A sắp đi đại tiện kìa” với người thân của mình. Tất nhiên, những thứ mùi tạo ra từ việc đánh rắm và đại tiện không dễ chịu gì, nhưng cơ thể ai cũng có chung cơ chế như vậy mà. Có phải giới trẻ ngày nay đã quá thiếu đi sự khoan dung không?

Tất nhiên sự nhiệt tình của các em học sinh rất đáng được tuyên dương, nhưng khi nghĩ kỹ hơn, nếu học sinh Nhật thực sự coi đó là chuyện lớn, không chỉ những người xung quanh phải chịu đựng mà ngay cả người đánh rắm cũng phải cố gắng nhịn vì không muốn ảnh hưởng tới người khác, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ.

Chuyện đánh rắm chắc chắn không duyên dáng gì, nhưng đó là cơ chế sinh học tự nhiên của cơ thể. Tôi hy vọng các em không làm quá, thổi phồng vấn đề.

Kengo Abe

Trận chiến đánh rắm có một không hai trong lịch sử Nhật Bản

Nhìn lại những khoảnh khắc khủng khiếp khi Bão Trami đánh tan Nhật Bản, chạm đến Tokyo vừa qua

Ramen nhập thể với bia, món cực dị được người Canada ưa chuộng

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: