Cảm nghĩ của người Nhật về “luật rừng” trong giao thông Việt Nam

Lần đầu tiên đến Việt Nam tôi nghĩ đa phần người Nhật đều nghĩ rằng “Xe hơi và xe máy của đất nước này chạy lộn xộn quá !”.

12 năm trước tôi tới Việt Nam. Khi đó tôi thậm chí không thể qua đường. Tất nhiên tình trạng giao thông này không chỉ riêng gì ở Việt Nam, nhưng thực sự giao thông ở đây quá lộn xộn.

Biết làm sao được, xe máy và xe hơi quá nhiều, đường lại nhỏ. Thế nhưng đâu phải riêng gì ở Việt Nam mới có kẹt xe, ở Nhật tình trạng kẹt xe vẫn diễn ra, nhưng xe cộ chạy đúng làn đường và tạo thành từng hàng ngay ngắn.

Ảnh https://style.nikkei.com/article/DGXMZO33617860R30C18A7000000/

Ở Nhật không chỉ ít xe máy mà xe máy không được phép di chuyển trong làn xe hơi.

Chỉ nhìn vào tấm hình trên bạn đã có thể nhận ra ngay sự khác biệt trong quy tắc giao thông của Nhật Bản so với Việt Nam.

Bánh lái nằm ở bên tay phải và các xe hơi phải chạy làn đường bên trái.

Ngoài ra còn có các quy tắc khác như:

1. Một làn xe chỉ được xếp một hàng

Quy tắc này thực ra rất phổ thông. Tuy nhiên ở Việt Nam có những trường hợp 3 chiếc ô tô đứng thành hai hàng, sau đó xe máy sẽ len lỏi ở giữa. Tôi nghĩ luật pháp Việt Nam cũng có quy định cấm nhưng vẫn có nhiều người vi phạm.

2. Nghiêm chỉnh tuân theo biển báo giao thông

Ảnh https://bestcarweb.jp/news/business/2736

Biển báo sinh ra vốn để tuân theo chứ không phải lờ đi. Ở Nhật không có ai dám phớt lờ biển báo giao thông cả. Ngay cả ở những khúc đường vắng, người Nhật vẫn sẽ dừng xe khi đèn chuyển đỏ. Ở Việt Nam tôi thấy nhiều xe máy được phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở Nhật là không được.

3. Không bóp còi

Ảnh https://car-moby.jp/85015

Xe của người Nhật cũng có còi nhưng chẳng có ai sử dụng cả. Người Nhật cho rằng bóp còi là một hành vi vô cùng bất lịch sự, trừ trong trường hợp thực sự nguy hiểm.

Với chúng tôi, khi ai đó bóp còi đồng nghĩa với việc hối thúc người đi trước đi nhanh hơn, hành động chỉ có các Yakuza mới làm.

4. Không chạy ngược chiều

Tất nhiên là không rồi. Chẳng có lý do gì để liều mạng chạy giữa một làn xe đang đâm thẳng vào mình cả. Tôi không hiểu tại sao người Việt Nam có thể làm thế.

5. Không leo xe lên vỉa hè

Ảnh https://diamond.jp/articles/-/44632?page=3

Ở Nhật, xe máy không được phép đi lên vỉa hè. Trong trường hợp dừng xe trước cửa hàng, xe máy phải được tắt máy dắt bộ lên vỉa hè chứ không phóng trực tiếp lên như người Việt vẫn làm. Vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ.

6. Ý nghĩa của hành động nháy đèn 2 lần

Ảnh https://jidoushaguide.com/wp/2017/09/30/passing-from-oncoming-vehicle-3-meanings-knack-driving/

Đây là yếu tố nguy hiểm nhất khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Bên Nhật, khi nháy đèn 2 lần có nghĩa là “Mời bạn đi trước”, ngoài ra còn có một số ý nghĩa khác như

  • Phía trước có vẻ khá nguy hiểm nên hãy cẩn thận nhé
  • Có cảnh sát ở phía trước đấy
  • Xe của bạn hình như hơi bất thường

Tóm lại đều là những thông điệp rất thiện chí, thế nhưng ở Việt Nam ý nghĩa lại trái ngược hoàn toàn. Khi xe hơi ở Việt Nam nháy đèn 2 lần có nghĩa là “đừng có mà chen lên, tôi đang chuẩn bị vượt đấy”.

7. Xe hơi, xe tải khi chạy không để lại vệt khói đen

Tất cả các loại xe hơi, xe tải, xe bán tải, xe máy ở Nhật đều được kiểm tra định kỳ. Những loại xe không được bảo dưỡng kỹ hoặc mẫu mã cũ, lỗi sẽ không được phép lưu thông.

Đó là lý do không có bất kỳ loại xe nào xả khói đen, phá hoại cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, dù có rất nhiều xe, không khí ở Nhật vẫn rất trong lành.

Tất cả những quy tắc ở trên của Nhật Bản không có gì mới mẻ và tiến bộ nếu so với thế giới, vì thế tôi cho rằng tình trạng lộn xộn của giao thông Việt Nam chủ yếu nằm ở ý thức con người. Khi kẹt xe diễn ra, bên cạnh lý do giờ cao điểm, tai nạn ngoài ý muốn,  hành vi giao thông của người Việt đã gây rắc rối cho chính họ. Đó là lý do người Việt có khẩu hiệu “Nhanh một chút, chậm một đời”, thế nhưng có vẻ họ vẫn bất chấp sống chết để được nhanh hơn người khác một chút.

Hy vọng ý thức giao thông của người Việt có thể được cải thiện hơn.

Kengo Abe

Nhật Bản là quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thân thiện với người khuyết tật

Sự khác nhau về những nguyên tắc trong giao thông tại Nhật Bản và Việt Nam

Bản năng phòng thủ của người Nhật, xoay quanh vụ tai nạn giao thông bị truyền thông Nhật drama hoá và phản ứng của người dân

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: