Bí ẩn về hòn đảo “người cá” và lễ hội cấm người ngoài mạo phạm
Tại Nhật Bản, từ mùa hè đến mùa thu có hàng ngàn lễ hội với qui mô và hình thức đa dạng diễn ra trên khắp đất nước. Lễ hội là nơi mọi người quây quần, cùng tận hưởng niềm vui bằng nhiều hoạt động. Ấy vậy mà có một lễ hội chẳng ai muốn tham gia.
Lý do là vì… nhiều người cho rằng lễ hội này tồn tại tục lệ ăn thịt người.
Câu chuyện bắt nguồn từ hòn đảo Panari thuộc quần đảo Yaeyama xa xôi hẻo lánh nằm ở tỉnh Okinawa. Ngoài ra đảo còn có tên chính thức Arasuku. Diện tích toàn bộ hòn đảo chỉ vỏn vẹn 2 km2.
Ảnh: https://gurutabi.gnavi.co.jp/a/a_2606/
Hòn đảo Panari nổi tiếng với biệt danh bãi tắm thiên đường. Với làn nước trong vắt xanh như ngọc du khách có thể dễ dàng nhìn ngắm cuộc sống của các loài sinh vật biển dưới đáy đại dương. Diện tích hòn đảo nhỏ đến nỗi số dân sinh sống cũng chỉ có 10 người.
Hằng năm trên đảo sẽ diễn ra một lễ hội mang tên “Akamata Kuromata” quy tụ gần 400 người tham dự. Họ là người dân sinh ra trên hòn đảo, đã chuyển đến sống ở nơi khác và chỉ trở về quê hương vào thời gian diễn ra lễ hội. Tuy nhiên điều kỳ lạ đó là không một ai ngoài cư dân nơi đó biết được lễ hội thực sự diễn ra như thế nào. Ngay cả, các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nhật Bản cũng rất đau đầu khi giải mã bí ẩn về lễ hội.
Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ các tấm biển báo đặt quanh hòn đảo:
Ảnh: https://shizuokatekko.com/2018/10/26/aragusukujima-panarito/
Dòng chữ trên tấm bảng có ý nghĩa:”Cấm chụp hình, ghi âm bằng điện thoại, kể cả bằng máy chụp hình, máy quay phim”.
Khắp hòn đảo đều áp dụng lệnh cấm sử dụng các phương tiện truyền thông. Dưới đây là hình ảnh ngôi đền được cho là nơi diễn ra lễ hội.
Ảnh: https://shizuokatekko.com/2018/10/26/aragusukujima-panarito/
Nơi đây được gọi là đền thờ người cá. Người dân trên đảo thường săn bắt một loài động vật có vú tên là Jugon sống gần đó. Nghe nói do hình dạng của loài này khá giống người cá nên được đặt theo tiếng địa phương Jugon – nghĩa là người cá.
Các bạn hãy chiêm ngưỡng Jugon qua hình ảnh dưới đây.
Ảnh: https://www.j-cast.com/2019/03/19353066.html?p=all
Nhìn tấm hình trên bạn có nghĩ Jugon giống người cá không? Tôi thì có chút hoang mang…
Nhiều tin tức nói rằng, trong đền thờ người cá có đặt xương của Jugon. Ngoài người dân trên đảo ra, bất kì ai cũng không được phép bước chân vào ngôi đền này. Nhiều lời đồn thổi cho rằng nếu bất kỳ du khách nào dám mạo phạm sẽ chịu sự nguyền rủa như gặp tai hoạ, đau ốm, bệnh tật…
Trong thời gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ được thông báo về việc cấm lên đảo. Và nếu cố tình xâm nhập, du khách đó sẽ bị tịch thu máy ảnh và đem tiêu huỷ. Thậm chí, từng có tin tức về một học giả vì điều tra về lễ hội mà bị chọc mù mắt.
Không một ai biết thực hư chuyện này ra sao nhưng thần bí đến mức như vậy thì chắc chắn đây là một lễ hội hết sức kì quái. Có người bảo rằng trong một hang động trên đảo, nam nữ sẽ thực hiện nghi thức đó là uống một loại thuốc gây ảo giác làm đầu óc mê muội và cả ngày chỉ quan hệ tình dục. Còn có lời đồn cho rằng cũng trong nghi thức này, người dân sẽ ăn thịt “người cá”.
Do số dân trên đảo rất ít nên việc kết hôn giữa những người cận huyết xảy ra thường xuyên. Vì vậy có rất nhiều đứa trẻ hình thù quái dị được sinh ra. Những đứa trẻ sẽ được xem là “người cá”, bị giết thịt rồi ăn.
Là một hòn đảo chưa phát triển, lại tách biệt ngoài khơi xa, việc không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng một đứa bé dị dạng là điều có thể hiểu, tuy nhiên đến mức biến chúng thành bữa ăn thì quả là… nhẫn tâm.
Những tin đồn này là sự thật hay chỉ là những lời nói dối?
Đến nay, tất cả vẫn còn là ẩn số. Tuy nhiên, điều tôi chắc chắn là nếu bạn muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hòn đảo Panari thì nên tránh thời điểm diễn ra lễ hội.
Kengo Abe
10 lễ hội kỳ lạ đáng mong chờ của Nhật Bản trong năm 2019
Số phận hòn đảo ma thoắt ẩn thoắt hiện ở Nhật Bản
Câu chuyện chết chóc rùng mình tại hòn đảo có tuổi thọ cao nhất Nhật Bản