Nhật Bản: Kiến trúc nhà thân thiện với thiên nhiên bắt nguồn từ những giá trị văn hoá sâu sắc
Ở Nhật Bản, ranh giới giữa vẻ đẹp thiên nhiên và các công trình xây dựng khá nhạt nhoà. Những kiến trúc sư hàng đầu tại xứ sở Phù Tang muốn sử dụng ý tưởng này để sáng tạo nên những công trình mang tính đổi mới và tiên phong.
Sou Fujimoto là người đi đầu trong việc nghiên cứu các xu hướng thiết kế mang tính bứt phá và rất nổi tiếng với việc đưa không gian thiên nhiên vào trong những công trình của mình. Lối kiến trúc của Sou là sự kết hợp tinh tế giữa cấu trúc đám mây của công trình Serpentine Gallery Pavilion ở London (Anh) và ngôi nhà trong suốt tại Tokyo (Nhật Bản).
Thiết kế nhà cửa tại Nhật Bản tuy đơn giản nhưng luôn có sự giao hoà với thiên nhiên, cây cỏ.
Và một kiến trúc sư khác đáng được vinh danh là Toyo Ito, người đã hai lần đạt giải thưởng danh giá Pritzker. Các thiết kế của Toyo đều mang hơi hướng không gian của một khu rừng.
Công trình Mikimoto Ginza, Tod’s Omotesando và Sendai Mediatheque là minh chứng rõ ràng nhất cho phong cách thiết kế của Toyo. Ông rất tỉ mỉ lựa chọn cây xanh và ánh sáng để “hô biến” nhiều công trình kiến trúc của mình trở thành một khu rừng rậm rạp.
Người Nhật Bản thích lối sống gần gũi với thiên nhiên
Dù các công trình được thiết kế vô cùng tân tiến, nhưng ẩn đằng sau đó là nền văn hóa đậm chất Nhật Bản, nơi mà những công trình kiến trúc luôn luôn phải song hành cùng thiên nhiên, điển hình là những toà nhà có cây xanh bao quanh.
Neil Jackson, chuyên gia về các công trình kiến trúc Nhật Bản nhận định rằng: “Điều này đã ăn sâu vào tâm thức của người Nhật từ rất lâu rồi.”
Công trình này do Sou Fujimoto thiết kế, mang dáng dấp của một ngọn núi tổ ong
Trong bảng chữ cái Kanji của Nhật Bản, khi bạn đặt chữ “nhà” và “vườn” đứng cạnh nhau, bạn sẽ được chữ “tổ ấm”.
Đây có lẽ là hệ quả của những lần mà con người nơi đây phải gồng mình chống chọi với thiên tai lũ lụt. Chính nhân tố này đã đưa thiên nhiên vào cuộc sống thường nhật của người dân xứ sở hoa anh đào. Hay chính không gian sống bị giới hạn với phần lớn dân số cư ngụ ở vùng ven biển đã tác động mạnh mẽ đến điều này.
“Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ rất gần gũi với nhau. Và con người luôn bị chi phối rất nhiều bởi thiên nhiên”, Jackson giải thích.
Công trình TODS Omotesando được xây dựng bằng các lấy cành cây. Điều này đã khiến toà nhà trông như cây đại thụ to lớn
Trong vài trường hợp, những ngôi nhà truyền thống ở vùng nông thôn thường có không gian mở với môi trường xung quanh. “Những công trình như thế tại Nhật Bản thường không có cửa ra vào. Khi thời tiết trở nên nắng gắt, đặc biệt ở những khu nghèo khó, họ sẽ mở toàn bộ ngôi nhà. Khi đó, thiên nhiên có thể ‘chạy ùa’ vào không gian sống”, Jackson nói.
Tính linh hoạt thể hiện rõ trong các thiết kế nhà cửa của người Nhật
Mối quan hệ giữa thiên nhiên và kiến trúc suy cho cùng cũng là để tồn tại. Các toà nhà được đánh giá cao thường rất nhẹ, nằm trên mặt đất, mềm dẻo trước các cơn lốc xoáy và đủ khả năng chịu đựng những “trận gầm thét điên cuồng” của động đất. Chẳng hạn như Sendai Mediatheque ở Miyagi, toà nhà này đã vượt qua trận động đất kinh hoàng vào tháng 3-2011. Công trình đó có thể đứng vững trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên là nhờ vào trụ chống linh hoạt trong tòa nhà.
Taodao Ando là một kiến trúc sư được đánh giá cao khi anh có nhiều cống hiến đối với ngành kiến trúc Nhật Bản hiện đại. Ando luôn coi trọng sự hài hoà giữa thiên nhiên với các công trình xây dựng. Jackson giải thích: “Những tác phẩm của anh ấy phản ánh sự tương đồng giữa thiên nhiên và kiến trúc.”
Trung tâm Nghệ thuật, Kiến trúc và Thiết kế tại Monterrey, Mexico, do Tadao Ando thiết kế.
Lâu nay, văn hoá linh hoạt của người Nhật đã len lỏi vào trong những công trình kiến trúc. Thậm chí, ý tưởng không gian mở còn được ứng dụng ở những công trình hiện đại nhất tại các khu đô thị. Trong tâm thức của người Nhật Bản, chẳng có khái niệm nào gọi là môi trường thiên nhiên hay môi trường nhân tạo cả, mà chỉ đơn giản là thiên nhiên mà thôi.
Dưới đây là một số công trình tiêu biểu cho lối kiến trúc “mềm dẻo, linh hoạt” và thân thiện với thiên nhiên tại Nhật Bản:
Trong những toà nhà cao tầng, các kiến trúc sư thường bố trí thêm nhiều cây xanh để tạo ra không gian thoáng đãng và tươi mát.
Kiến trúc chữ V ngược trông tương tự như cách để tay của người Nhật khi họ cầu nguyện.
Người trẻ Nhật Bản thường thích hoà mình vào những không gian mở và có nhiều ánh sáng như thế này để thư giãn và học tập
“Cây màu trắng” này là một toà nhà đa năng. Toà nhà bao gồm nhiều căn hộ chưng cư, khu mua sắm, bảo tàng nghệ thuật và văn phòng làm việc. Với lối thiết kế giống như “cây”, toà nhà đã tận dụng năng lượng thiên nhiên để chiếu sáng và vận hành các thiết bị. Do vậy, công trình này cũng giúp tiết kiệm đối đa điện năng tiêu thụ.
Đây là lối thiết kế “nhà thờ đa tín ngưỡng” nhìn ra khu rừng. Các nhánh đều có thể di chuyển để phù hợp với tôn giáo của người đến cầu nguyện.
Theo Kênh 14
Cười vỡ bụng với vườn tượng “lầy lội” của công viên kiến trúc Hakone