Bí quyết mua đồ ăn giá rẻ ở siêu thị

Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một vài mẹo cực kì hữu ích để giảm bớt chi phí ăn uống. Đó là đi siêu thị vào lúc gần đóng cửa.

Được đánh giá là một trong những đất nước đắt đỏ nhất thế giới, mức sống ở Nhật rất cao và khiến cả người nước ngoài lẫn bản xứ đều phải dè dặt trong chi tiêu. Phương châm để tồn tại được ở đất nước này là tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một mẹo cực kì hữu ích để giảm bớt chi phí ăn uống tại đây. Đó là đi siêu thị vào lúc gần đóng cửa.

t1

Dù chỉ là một cách đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng thành công. Trước tiên, hãy đoán xem lý do chúng ta nên đi siêu thị vào lúc sắp đóng cửa là gì? Dễ hiểu thôi, vì đây là lúc rất nhiều thức ăn được giảm giá!

Điều này không chỉ xảy ra ở siêu thị, mà còn ở các quầy thực phẩm dưới tầng hầm các cửa hàng. Dù vậy, đối với những món như cơm nắm hay sandwhich tại cửa hàng tiện dụng, chúng thường bị nhân viên vứt đi ngay khi sắp hết hạn. Không hề có giảm giá vào giờ chót. Vậy nên, đích đến tốt nhất cho một “thương vụ” làm ăn ngon ngọt chính là siêu thị!

Dù nghe có vẻ hấp dẫn nhưng thực chất, không phải món nào cũng giảm giá. Những món thường được gắn mác “on sale” là thực phẩm ăn liền hoặc dùng trong ngày. Gồm bento, sashimi, thịt, món dùng kèm và những thức ăn có hạn sử dụng ngắn khác. Dĩ nhiên đây là một chuyện vô cùng bình thường và cũng được áp dụng ở những siêu thị khác trên thế giới. Nhưng riêng với với Nhật Bản, lượng thực phẩm tươi sống được sử dụng để làm các phần ăn trưa và ăn vặt rất nhiều. Đồng nghĩa với việc chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn. Đó là một điều tuyệt vời khi vừa được ăn món mình thích, vừa tiết kiệm được một khoản kha khá. Dĩ nhiên nhiều món chỉ giảm đi vài phần trăm, nhưng bạn vẫn có thể vớ được “cá lớn” với những đợt giảm giá lên tới phân nửa!

3b3Hãy chú ý đến chữ “~円引” (“xx yên biki”) trên các nhãn vàng.

Chữ này ám chỉ số lượng yên được giảm từ giá gốc, không phải giá mới của sản phẩm.Từ kanji “引” nghĩa đen là “mở”, trong trường hợp gặp từ này trên nhãn, bạn có thể “mở” (hay bóc) 100 yên đính trên 457 yên.Vậy là hộp bento sẽ được giảm còn 357 yên! Một bữa ăn thịnh soạn đang chờ bạn!

140Quầy “thức ăn dùng kèm” gồm nhiều gói nhỏ dưa chua, salad khoai tây, pasta và các món khác

229Khi sắp đến giờ đóng cửa, nhân viên siêu thị sẽ đi dán những tấm nhãn vàng vào các sản phẩm sắp hết hạn. Đừng lo, những thực phẩm này vẫn tuyệt đối an toàn, vì hầu hết gồm những thức ăn tươi phải sử dụng trong ngày.

323Còn gì tuyệt vời hơn việc “hốt” được một vài hộp cơm nấu sẵn với giá hời sau những giờ làm việc căng thẳng.

615Cả thịt cũng được giảm giá

715Mác giảm giá đôi khi có dạng phần trăm hoặc số lượng yên giảm

418Nửa giá! Bắt láy nó ngay!

518Những kí tự kanji “半額” (hangaku) có nghĩa là “nửa giá”, vậy nên phần cơm này chỉ còn 118 yên (~20.000VNĐ

Những hình thức giảm giá này phổ biến trên khắp các cửa hàng tại Nhật. Các nhân viên thường bắt đầu dán mác giảm trong khoảng từ 1 đến 3 tiếng trước khi đóng cửa. Nên khi sắp hết giờ, thức ăn càng được giảm nhiều hơn! Và nảy sinh ra việc một món ăn được dán rất nhiều mác.

1115Từ những sticker trên phần ăn, bạn có thể thấy số tiền càng lúc càng giảm theo thời gian đóng cửa

3b31Món này có vẻ “ế” khi được giảm 50 yên, tuy nhiên chắc chắn sẽ có người cho nó vào giỏ khi đã được giảm đến 100 yên

Đối với những khách hàng thường xuyên của loại hình giảm giá cuối giờ này, họ thuộc nằm lòng thời điểm các nhân viên sẽ bắt đầu dán nhãn. Và sẽ đến siêu thị đúng trong khoảng thời gian đó. Sẽ có đôi lúc bạn bắt gặp những người cứ đi vòng quanh và chờ cho nhân viên lấy các sticker ra! Đây là cách đưa bạn đến gần nhất với những món tươi ngon và một bữa ăn no căng. Một số khách lại chọn mua các món giảm giá cho bữa ăn ngày hôm sau.

Kinh nghiệm đưa ra khi mua thức ăn theo kiểu này, đó là đừng để giá tiền mê hoặc bạn! Nếu không bạn sẽ mua quá nhiều, đến mức chưa kịp ăn thì đã hết hạn!

3a3Cùng một món ăn nhưng sẽ có hạn sử dụng khác nhau vì được làm ra vào những ngày khác nhau. Nên hãy cẩn thận để chọn đúng món giảm giá với các sticker màu vàng

1213Những món như bento và món dùng kèm sẽ có ngày và thời gian chế biến, hết hạn được đánh dấu rõ ràng trên bao bìa. Như trong hình, ngày hết hạn sẽ là 12h khuya ngày 18 tháng 3; ngày sản xuất là 2h40 phút chiều ngày 17 tháng 3

1310Ngày hết hạn: 9h tối ngày 17 tháng 3. Ngày SX: 11h 40 phút sáng ngày 17 tháng 3. Vì phần ăn này được làm sớm hơn phần ở trên, nên lượng tiền giảm cũng nhiều hơn do sắp hết hạn

145Lần tới khi đến một siêu thi Nhật Bản, hãy để mắt đến những tấm mác màu vàng!

 

Bọn mình sang đây đa phần cuộc sống còn có nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề tài chính. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn tiết kiệm được một khoản nhỏ trong chi phí sinh hoạt tại Nhật.

(Nguồn Otaku times)

1

Đi siêu thị “Daiso”, đúng chuẩn, sáng tạo và hiệu quả.

Mua hàng miễn thuế ở Nhật Bản

Cách đi mua sắm tiết kiệm tại Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: