Núi phú sĩ đội nón bảo hiểm?

Những người thấy cảnh tượng này khi đi ngang qua núi Phú Sĩ tôi nghĩ là không ít.

fuji9

Đây là những bức hình thật, không phải hình ghép.

Những đám mây thông thường tùy theo loại mà chiều cao phát sinh khác nhau nhưng về cơ bản khoảng 2000m, do vậy sẽ thấp hơn đỉnh núi Phú Sĩ.

l_miya_161008fujikasagumo01

Hiện tượng mà bạn trông thấy ở bức hình phía trên gọi là Kasagumo, có chiều cao hơn cả đỉnh núi Phú Sĩ.

Tôi xin giải thích tại sao nó lại có hình dạng như thế này.

Phú Sĩ là một ngọn núi độc lập về hình dáng.

Gió kèm theo nhiều hơi nước được thổi ngang qua, bị ngọn núi chặn lại, do vậy chúng cố leo qua, khi vừa lên đến đỉnh, do không khí lạnh, chúng bị ngưng tụ lại và thành đám mây dày đặc như bạn thấy.

Khi đã hội đủ lượng nước, bầu trời hôm đó nhìn rất đẹp tuy nhiên khả năng trong vòng 24 giờ cơn mưa sẽ xảy ra.

081229-mtfuji

Không chỉ dừng lại ở một tầng mây, mà khi có luồng gió đối lưu ở trên cao hơn nữa, sẽ tiếp tục phát sinh thêm những tầng mây mới.

images

Trên mạng có xuất hiện tấm hình như phía dưới này, tôi nghĩ đây không phải là một tấm hình thật, có thể được ai đó cắt ghép công phu.

unknown

Trong tự nhiên, không thể xuất hiện một cảnh tượng như thế này được, nếu có tôi cũng muốn đi xem thực hư nó như thế nào.

Có dịp đi ngang qua núi Phú Sĩ mà bạn nhìn được cảnh tượng như tôi vừa kể phía trên thì quả may mắn lắm đấy.

Kengo Abe

1

Khám phá 10 ngọn núi đẹp nhất Nhật Bản trong mùa thu. (Phần 1)

Ngọn núi nào cao thứ 2 Nhật Bản?

Leo núi Phú Sĩ ở Nhật Bản vào mùa nào?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: