Trải nghiệm kiệt tác kiến trúc cung đình tại Hoàng Cung Kyoto

Năm 784, thiên hoàng Kammu quyết định dời đô từ Heijo-kyo (Nara ngày nay), kinh đô thống nhất đầu tiên của Nhật Bản, đến Nagaoka-kyo (ở gần Kyoto ngày nay). Đến năm 794, Thiên hoàng Kammu lại dời đô từ Nagaoka-kyo đến Heian-kyo (nay là trung tâm cố đô Kyoto), chính thức mở ra thời kỳ Heian dài gần 400 năm trong lịch sử Nhật Bản

(Nguồn internet )

Đây là thời kỳ các Thiên hoàng Nhật Bản nắm giữ quyền lực tối cao, cũng là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật, kiến trúc và thi ca Nhật Bản. Hoàng cung Kyoto chính là một tuyệt tác mẫu mực của kiến trúc thời kỳ này

( Nguồn internet )

Sau khi thiên hoàng Kogon lên nắm ngôi vào năm 1331, ông đã cho mở rộng Heian-kyo, tên gọi nguyên thủy của Hoàng Cung Kyoto, thành một quần thể cung điện nguy nga tráng lệ để phục vụ cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc đương thời. Heian-kyo là trung tâm chính trị và văn hóa của Nhật Bản trong hơn 1.000 năm, cho đến khi Thiên hoàng Meiji dời đô về Tokyo vào năm 1869.

Mặc dù bị binh lửa tàn phá nhiều phen nhưng Hoàng cung Kyoto đã được trùng tu và bảo tồn như nguyên trạng vào năm 1855

( nguồn internet )

Năm 1994, UNESCO chính thức công nhận Hoàng cung Kyoto là di sản văn hóa thế giới và trở thành điểm tham quan ao ước nhất của du khách khi họ viếng thăm cố đô cổ kính của Nhật Bản.

Hoàng cung là một quần thể kiến trúc được giới hạn tòa thành hình chữ nhật, cao 2,5 m, dài 1.300 m, rộng 700 m, trải dọc theo hướng Bắc – Nam. Bên trong tòa thành ấy là khoảng 48 công trình gồm cung điện và lầu tạ nguy nga, được kết nối với nhau nhờ hệ thống trường lang và các ngự viên lớn nhỏ. Trong khuôn viên của Hoàng cung Kyoto còn có vườn thượng uyển với nhiều ao hồ, đảo nhỏ, và những chiếc cầu cong đẹp.

Hình ảnh Hoàng cung Kyoto mà du khách không thể bỏ qua khi đến xứ sở mặt trời mọc.

( Nguồn internet )

( Nguồn internet)

( Nguồn internnet)

( Nguồn internet) 

( Nguồn internet)

Theo Dân Trí

Nghe khách du lịch kể về phép thử lương tâm của người Nhật

Những cơn ác mộng  khi du lịch Nhật Bản bạn nên biết

Không dùng đinh ốc, người Nhật cổ vẫn xây nên những kiến trúc chống động đất như thường

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: