Có gì ở bên dưới ngọn núi Phú Sĩ?

 Tại chân núi phía bắc của ngọn núi lửa lớn, chính giữa Biển cây (Aokigahara Jukai), không xa hồ Sai lắm, có một số hang động được chạm khắc bằng nham thạch nóng chảy từ hàng ngàn năm trước. Tại một trong số hai hang động này, ngay cả trong cái nóng thiêu đốt của mùa hè, Fujisan (Núi Phú Sĩ) lặng lẽ sở hữu một số loại đá quý – có hàng tấn băng nằm yên bên dưới ngọn núi lửa đang ngủ. Một nơi cũng có thể tìm thấy chúng là ở hang động băng Narusawa (鳴沢氷穴).

Lối vào hang động.

Đi dần xuống sâu trong hang động, bạn có thể ngay lập tức cảm thấy mình đang đi vào trong tủ lạnh. Ngược lại rõ ràng với bầu không khí ngột ngạt ở bên ngoài, khi tôi cẩn thận bước xuống những bậc thang xoắn ốc, tôi cảm thấy sảng khoái nếu không phải vì sự mát mẻ tự nhiên truyền hơi mát cho tôi từ hang đá.

Cây dương xỉ mọc gần lối ra.

Bò xuyên qua đường hầm.

Trước khi du lịch ra đời, nó chắc hẳn phải bị bóng tối bao lấy hoàn toàn từ bên trong. Nhưng giờ thì tất nhiên, nơi này được chiếu sáng khá hợp lý ở mọi ngóc ngách cho những khách du lịch như tôi.

Khối băng trong hang động.

Khi chạm vào những khối đá, nhìn vào những cột băng và những khối hình khác trên mái vòm, tôi không thể không ngừng tự hỏi về sự kỳ lạ và vẻ đẹp của thiên nhiên.

Nhiều hình dạng và màu sắc tuyệt đẹp.

Người ta nói rằng ba trăm năm về trước, những khối đá này đã được vận chuyển và được tặng như một món quà cho các shogun.

Họ đã làm gì với nó? Họ sẽ làm món tráng miệng đá bào vị trà xanh có vị ngọt hay còn gọi là kakigōri (かき氷) chăng? Tôi tự hỏi.

Những khối băng được chiếu sáng.

Một trong những lợi ích thực tế của các hang động, theo như văn học địa phương, nó được sử dụng như buồng lạnh cho những hạt giống và cây thiết yếu. Vào mùa đông, đây là nơi lý tưởng để lưu trữ hạt giống cho vụ mùa xuân.

Đi qua hang động trong thích thú.

Ngay khi tôi ra khỏi hang động, cái nóng mùa hè đập thẳng vào mặt tôi. Và tôi vừa mới phát hiện ra được một bí mật.

Tác giả: Reynald Ventura JT (Dịch: Nam Nguyễn)

Theo Khang Dora/Tinanime

Tự tay tạo ra núi Phú Sĩ và thưởng thức theo cách riêng của bạn

Đã có cách vi diệu giúp lên đỉnh núi Phú Sĩ mà không cần chống gậy đi bộ

Núi Phú Sĩ Nhật Bản đã tích trữ năng lượng 300 năm, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: