8 lễ hội mùa Xuân ở xứ sở hoa Anh Đào
Mùa Xuân là khởi đầu của một năm mới, người dân Nhật tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện hoành tráng để chào đón và cầu mong năm an lành hạnh phúc. Trong bài viết này, Tabikobo xin chia sẻ những hoạt động và sự kiện diễn ra trong mùa Xuân (từ tháng 3 đến tháng 5) để bạn đưa vào lịch trình Tour du lịch Nhật Bản của mình nhé!
Nghi lễ Omizutori (Nghi thức lấy nước ) – Ngày 1/3 -14/3
Một trong những nghi thức thanh tẩy tiêu biểu của các tín đồ Phật giáo, được tổ chức hằng năm từ ngày 1 – 14/ 3 ở chùa Todaiji (Đông Đại Tự), tỉnh Nara. Lễ hội này diễn ra trong suốt hơn 1250 năm qua, là một sự kiện lâu đời nhất ở Nhật Bản. Rất nhiều sự kiện được diễn ra trong dịp này, nổi bật nhất là Otaimatsu – những ngọn đuốc khổng lồ được xếp dọc theo chiều dài khoảng 6m – 8m, sau đó được mang lên điện Nigastudo để mọi tín đồ được chiêm ngưỡng. Tro tàn của ngọn đuốc rơi xuống được xem như là thần linh ban ơn phước cho người tham dự một năm mới an lành, may mắn và hạnh phúc.
Lễ hội Inuyama – Cuối tuần thứ 3 của tháng 4
Được tổ chức hàng năm tại thành phố Inuyama, tỉnh Aichi. Nét đặc biệt của lễ hội này là phần diễu hành của 13 chiếc kiệu rước khổng lồ với tên gọi “Yama” có treo đèn lồng. Tất cả diễu hành xung quanh thị trấn cùng các màn trình diễn múa rối Karakuri trong tiếng đàn sáo và nhạc trống rộn ràng. Khi màn đêm buông xuống, những chiếc đèn lồng này được thắp sáng kết hợp với cảnh sắc hoa Anh Đào nở rộ càng làm khung cảnh thêm phần lãng mạn và mê hoặc lòng người.
Lễ hội Kanamara (Lễ hội dương vật) – Chủ nhật đầu tiên tháng 4
Diễn ra ở ngôi đền Kanayama, tỉnh Kawasaki với chủ đề chính trong lễ hội Kanamara này là “dương vật”, mọi thứ từ hình nộm, kẹo, rau củ.. đều được gọt giũa thành hình dương vật. Ý nghĩa của lễ hội này là cầu mong cho con cháu sinh nở an toàn, phòng chống bệnh da liễu, gia đình hạnh phúc… Mặc dù tổ chức từ thời Edo nhưng lễ hội ngày càng mở rộng quy mô, đồng thời thu hút rất nhiều du khách đến tham gia và trải nghiệm.
Lễ hội Takayama – Ngày 14/4 -15/4
Là tên gọi chung của lễ hội Sanno vào mùa xuân (ngày 14 & 15/4) và lễ hội Hachiman vào mùa thu (ngày 9 & 10/10) ở thành phố Takayama, tỉnh Gifu. Hai lễ hội này được cho rằng bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 16, điểm nhấn chính trong sự kiện là 12 Yatai – cỗ kiệu xe lộng lẫy, đầy màu sắc, trang trí nhiều Karakuri Ningyo (búp bê máy có thể di chuyển và nhảy múa) được nhiều người chung sức rước – đẩy đi diễu hành khắp thành phố cổ Takayama từ 9 giờ và kết thúc lúc 18 giờ trong suốt hai ngày diễn ra.
Lễ hội Hakata Dontaku – Ngày 3/5 – 4/5
Lễ hội lớn nhất Nhật Bản, có lịch sử hơn 800 năm diễn ra hàng năm ở thành phố Fukuoka. Người dân thành phố Fukuoka, từ già đến trẻ đều chuẩn bị cho mình bộ trang phục độc đáo để xuống đường tham gia vào đợt diễu hành, cùng với đó rất nhiều trường học, doanh nghiệp cùng nhau diễu hành qua đại lộ Meiji và khu vực quảng trường Dontaku. Du khách cũng có thể hòa mình vào đợt diễu hành, nhảy múa để tạo ra một màn trình diễn vô cùng hoành tráng mang tên Đại diễu hành So-odori.
Lễ hội Aoi – Ngày 15/5
Lễ hội hoa Thục quỳ – một trong 3 lễ hội chính được tổ chức hằng năm tại Kyoto. Hai lễ hội khác là Jidai Matsuri và Gion Matsuri. Điểm đặc trưng của lễ hội là có hơn 500 người mặc quần áo trong phong cách quý tộc của thời kỳ Heian (794-1185) diễu hành và kiệu rước được trang trí bằng những chiếc lá Aoi (thục quỳ). Đây là sự kiện được tổ chức trang trọng và lộng lẫy nhất cả nước, duy trì từ triều đại Heian đến tận ngày nay. Đặt biệt lễ hội này vẫn lưu giữ những nét văn hóa rất xưa như thi bắn cung trên lưng ngựa, đấu kiếm…
Lễ hội Sanja – Cuối tuần thứ 3 của tháng 5
Diễn ra hàng năm tại đền thờ Asakusa (Sensoji), quận Asakusa ở Tokyo với ý nghĩa bày tỏ lòng kính trọng đến hai ngư dân và vị trưởng lão của làng đi thả lưới thì vớt lên một bức tượng Phật ngày xưa. Đặc trưng của lễ hội này là băng nhóm Mafia (Yakuza) và người dân tham gia vào cuộc diễu hành khổng lồ khiêng chiếc kiệu Mikoshi đi quanh các khu phố nhộn nhịp.
Lễ hội Sumo – Tháng 3 ở Osaka, tháng 5 ở Tokyo
Sumo là môn võ thuật tượng trưng cho văn hóa và tôn giáo của người Nhật. Để tham gia vào những kỳ thi, võ sĩ Sumo phải trải qua quá trình gian nan, khổ luyện vất vả. Nếu bạn du lịch vào mùa lễ hội Sumo, bạn vừa có thể chiêm ngưỡng võ sĩ chuyên nghiệp phô diễn tài năng vừa tận mắt chứng kiến những trận đấu rất ly kỳ và hấp dẫn.
Tabikobo có rất nhiều chương trình Tour để trải nghiệm cho mùa hoa Anh Đào và lễ hội trên nên hãy nhanh tay liên hệ nhé!
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Tabikobo Vietnam
Địa chỉ: Tòa Park 7, KPH Tân Cảng Sài Gòn, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q.BT, TP.HCM
Phụ trách: NGÂN (Ms.)
E-mail: [email protected]
ĐT: +84-(028)-7300-1890
Di động: +84 908-048-068
Website:
https://vn.tabikobo.com/
http://onlinevn.tabikobo.com
Fanpgae: https://www.facebook.com/TKBV.2016/