Giải thích tên các địa danh ở Tokyo, ngay cả người Nhật cũng chưa chắc biết
Người Nhật nhớ địa chỉ không theo cấu trúc số nhà, tên đường như ở Việt Nam, mà chủ yếu dựa vào các địa danh nổi tiếng quanh khu vực, chủ yếu là các ga tàu.
Thế nhưng cá nhân tôi cho rằng ở Nhật có rất nhiều địa danh với tên gọi kỳ lạ.
Tokyo phát triển thịnh vượng vào thời đại của các Samurai, khi đó là Thành Edo, do đó mà Tokyo hiện đại cũng mang đậm dấu tích vào thời đó. Một số địa điểm bạn nhìn thấy hằng ngày, nhưng sau khi biết về nguồn gốc của nó, và biết nó đã ở đó từ thời xa xưa, có thể bạn sẽ ngắm nhìn địa điểm đó với một cảm giác hoàn toàn khác.
Xung quanh Cung điện Hoàng gia
Hoàng cung là nơi Hoàng đế sinh sống. Nơi đây từng được gọi là Thành Edo. Thành Edo còn có tên khác là Thành Chiyoda, do thuộc phường Chiyoda.
Ngoài ra xung quanh khu vực này có nhiều địa danh mang tên các Cổng.
Marunouchi (丸の内)
Ảnh https://www.marunouchi.com/building/bricksquare/
Tại lối ra ở phía Cung điện Hoàng gia của ga Tokyo là một khu văn phòng thương mại tên Marunouchi.
Maru có nghĩa là vòng tròn thuộc khuôn viên, còn uchi là nằm bên trong. Vào thời Edo, khu này nằm phía bên trong của Thành Edo, do đó mà có tên gọi này.
Xem thêm các tin tức thú vị liên quan
ANA thử nghiệm hộ chiếu sức khoẻ điện tử Covid-19 tại sân bay Haneda, Tokyo
Chú Mèo nằm ngủ trong vòng tay Đức Phật ở Tokyo
Thế vận hội Tokyo sẽ không cho phép khán giả nước ngoài
Otemachi (大手町)
Ảnh https://skyticket.jp/guide/258191
Otemachi nằm gần ga Tokyo. Đây cũng là một khu văn phòng nổi tiếng.
Trước kia, Otemachi là nơi đặt Ote-mon, cổng lớn nằm ở trung tâm của Thành Edo.
Hanzomon (半蔵門)
Ảnh https://visit-chiyoda.tokyo/app/spot/detail/656
Hanzomon cũng là tên gọi của tàu điện ngầm. Như các bạn có thể thấy ở đây có một cái cổng, để vào được Thành Edo bạn cần đi qua cổng này.
Cái tên Hanzomon được đặt theo tên của Hattori Hanzo, Ninja nổi tiếng nhất trong số các Ninja ưu tú thời bấy giờ. Đây cũng là vị Ninja chịu trách nhiệm bảo vệ cổng này.
Tương tự, Toranomon (虎ノ門) là cổng bảo vệ Bạch hổ ở phía Tây Thành Edo. Những địa danh có tên theo cấu trúc Akasaka-mitsuke, Yotsuya-mitsuke vinh danh những Mitsuke, vệ binh theo dõi và ngăn chặn kẻ thù tấn công từ bên ngoài các cổng.
Kioichou (紀尾井町)
Ảnh https://japan-architect.co.jp/project/東京ガーデンテラス紀尾井町/
Khu vực này ban đầu là khu dân cư nhưng đã nhanh chóng trở thành khu văn phòng. Kioi là nơi đặt dinh thự của 3 Samurai là Kishu, Owari và Ii, cái tên Kioi cũng là kết hợp giữa tên ba Samurai mà thành.
Okachimachi (御徒町), bên cạnh Ueno, là quê hương của nhiều Samurai cấp thấp và Okachi, những người bảo vệ Mạc phủ Edo.
Mitaka (三鷹), cách trung tâm thành phố một chút, là nơi yêu thích để tướng quân nuôi chim ưng.
Kasugacho (春日町) là nơi sinh sống của người phụ nữ nắm giữ quyền lực khổng lồ trong lịch sử, Xuân Nhật Cục.
Những cái tên có liên quan đến động vật
Kodemmachō (小伝馬町) là nơi cung cấp ngựa cho những người đi bộ vào thời Edo.
Bên cạnh Kodemmachō còn có Odenmacho (大伝馬町).
Địa điểm Bakurocho (馬喰町) gần đó là nơi sinh sống của những Bakuro, người mua và bán ngựa.
Thể hiện cuộc sống của người dân
Ningyocho (人形町) nơi có nhiều cửa hàng bán búp bê làm quà lưu niệm cho khách đến xem Kabuki.
Kiba (材木) là một xưởng để gỗ.
Địa danh có tên của người nước ngoài
Ở phía bên kia của Marunouchi tại ga Tokyo có một địa danh là Yaesu. Cái tên này được cho là bắt nguồn từ tên của một người Hà Lan là Jan Joosten.
Ông bị trôi dạt vào bờ biển ở Nhật Bản và sau đó trở thành cố vấn quốc tế và thông dịch viên cho Ieyasu Tokugawa, Samurai hàng đầu vào thời điểm đó.
Có lẽ ngay cả những người Nhật Bản sống ở Tokyo cũng không biết ý nghĩa cái tên địa điểm ở trước ga Tokyo, trung tâm của Tokyo này lại là của một người nước ngoài.
Ngoài những địa danh được liệt kê ở bài này, vẫn còn rất nhiều địa danh với cái tên kỳ lạ.
Những người sống ở Nhật Bản, những người đã từng đến Nhật Bản, những người đang muốn đến một địa điểm nào đó ở Nhật Bản, bạn có định tìm hiểu thêm về nguồn gốc tên địa danh ở quốc gia này không?
Sẽ rất thú vị nếu trong quá trình tìm hiểu bạn biết thêm nhiều thông tin thú vị liên quan đến lịch sử Nhật Bản nhỉ.
Kengo Abe