Giải thích hiện tượng núi Phú Sĩ đổi màu và các bí ẩn thiên nhiên khác xoay quanh ngọn núi này

Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Núi cao 3,776m, so ra đây không phải là độ cao có thể tự hào với thế giới.

Trước kia khi có dịp đến Nepal, tôi được biết sân bay tại quốc gia này đã ở độ cao 1,500m so với mực nước biển. Tại quốc gia có dãy Himalaya hùng vĩ cao 8,848m, một ngọn núi khoảng 3000m có vẻ chẳng là gì.

Ảnh https://foreignlang.ecc.co.jp/know/k00041d/

Tuy nhiên, điều người Nhật tự hào về núi Phú Sĩ không phải là độ cao, mà là vẻ đẹp thấm nhuần trong trái tim mỗi người. Không chỉ người bản địa, vóc dáng cân đối hài hoà của ngọn núi cũng “hút hồn” rất nhiều du khách nước ngoài.

Có nhiều cách để thưởng ngoạn núi Phú Sĩ ở Nhật Bản. Hãy bắt đầu với sự thay đổi màu sắc.

Vị trí đầu tiên như trong bức ảnh trên là hình ảnh quen thuộc nhất khi nhắc đến núi Phú Sĩ. Hình ảnh này đem lại cảm giác mạnh mẽ với màu trắng của tuyết ở trên và màu núi xanh ở dưới.

Có ai biết màu xanh bên dưới gọi chính xác là màu gì không?

Góc nhìn của bức ảnh này là từ xa, giữa bạn và núi Phú Sĩ bị ngăn cách bởi lượng lớn không khí. Màu xanh này của núi cũng gần với nguyên lý màu xanh mà bạn thấy ở bầu trời vậy.

Nếu vậy, vào hoàng hôn, núi Phú Sĩ cũng có màu đỏ như bầu trời. Hiện tượng này gọi là 赤富士 – Akafuji, được xem là điềm lành.

Ảnh https://efujisan.com/fuji_point/aka_fuji.html

Vào từ tháng 7 đến tháng 10, khi lớp tuyết trên cùng tan gần hết sẽ để lộ ra lớp đất trên đỉnh.

Lúc hoàng hôn, núi nhuốm màu đỏ gọi là Akafuji, ngược lại vào mùa đông thay vì đỏ đậm núi có màu hồng (do còn lớp tuyết) gọi là 紅富士 – Benifuji.

Đôi khi, nếu may mắn canh đúng thời gian và địa điểm, bạn có thấy chứng kiến cảnh núi Phú Sĩ chìm trong sắc tím mộng mơ quyến rũ như thế này.

Ảnh https://www.jalan.net/kankou/spt_19425ab2082101734/

Núi Phũ Sĩ nằm ở cả địa phận tỉnh Yamanashi và Shizuoka. Thế nhưng nếu bạn ngắm núi từ Yamanashi, bạn có thể ngắm cảnh núi Phú Sĩ phản chiếu trên một hồ nước lớn. Trong điều kiện thời tiết tốt, mặt nước lặng không gợn sóng, hình ảnh phản chiếu của núi hiện rõ trên hồ như thể một mặt gương soi vậy.

Núi Phú Sĩ + hoa Anh Đào cũng là “tuyệt phẩm” không thể bỏ qua.


Xem bài viết liên quan

Núi Phú Sĩ có thể “nuốt trọn” thành phố này?

Thương hiệu bia có thiết kế lon đẹp nhất thế giới được làm từ gạo tưới bằng nước dưới chân núi Phú Sĩ

Mách bạn cách mang núi Phú Sĩ về nhà !


Ảnh https://www.fuji-net.co.jp/read.php?id=50

Bạn đã bao giờ chứng kiến đám mây kỳ lạ trên đỉnh núi Phú Sĩ như thế này chưa?

Ảnh https://news.yahoo.co.jp/articles/4dcf3f9fb8f374af92e2d6a3171019edc012be06

Theo kinh nghiệm, nếu có đám mây hình dạng chiếc mũ chụp lên đỉnh núi có nghĩa là trời sắp mưa. Đám mây này là kết quả từ việc hội tụ không khí ẩm trên cao, đập vào núi đột ngột tạo thành mưa.

Một ngọn núi có thể khoác trên mình rất nhiều màu áo, mang rất nhiều hình dạng thú vị. Để có thể “tậu” toàn tập các sắc thái núi, có khi phải chuyển nhà đến gần núi Phú Sĩ mới được.

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: