Kiến trúc phòng chống động đất ấn tượng của các tòa tháp tại Nhật Bản

Bạn đã bao giờ nhìn thấy toà kiến trúc cao tầng nằm sừng sững ở một góc khuôn viên Chùa như bức ảnh dưới đây.

Vâng, tên gọi của kiến trúc đó là 仏塔 (Butto) tạm dịch là Bảo tháp. Ở Nhật Bản, khác với chính điện, Bảo tháp không phải kiến trúc chính của Chùa nhưng lại là công trình có độ cao vượt trội hơn những công trình khác trong toàn bộ cảnh quan Chùa. 

Phía trên là hình ảnh của ngôi Chùa Sensoji ở Asakusa, Tokyo. Ngọn tháp bên cạnh có 5 tầng nên được đặt tên là Gojuno-to. 

Ngoài ra ở Nhật cũng tồn tại những Bảo tháp cao đến 13 tầng, với một đất nước thường xuyên xảy ra động đất như Nhật Bản, quả là một điều không tưởng phải không nào?

 

Tòa tháp 13 tầng nằm ở Chùa Houryuuji tỉnh Nara

Là công trình ấn tượng trong quần thể, theo văn hoá Tây Phương chắc hẳn nhiều du khách sẽ tưởng tượng có thể bước lên được tầng cao nhất của tháp và phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh khu vực. Thế nhưng, trên thực tế bạn không thể lên trên và các thiết bị bên trong cũng không phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Vậy nên bạn chỉ có thể ngắm nhìn và check in bên ngoài tháp. 

Trên khắp Nhật Bản có rất nhiều tòa tháp cao lớn, nhưng cao nhất phải kể đến Bảo tháp ở Kyoto cao 54,8m. Tòa tháp cao nhất từng được xây dựng có chiều cao 109m, tuy nhiên hiện tại tháp không còn tồn tại.

Bảo tháp vốn là kiến trúc có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tháp được xây dựng để cất giữ xá lợi (tro cốt sau khi được hoả tảng làm thành viên tròn như viên ngọc) của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – người sáng lập ra Phật Giáo.

Đó không phải là trụ ăng ten, mà được gọi là Sourin phần quan trọng nhất của Bảo tháp. Trên đỉnh của cột Sourin, các bạn sẽ nhìn thấy Houju, tạm dịch là viên ngọc quý, là nơi cất giữ xá lợi của Đức Phật.

 

Hình ảnh các bạn đang xem là Bảo tháp của ngôi Chùa gỗ cổ nhất thế giời – Chùa Horyuji ở cố đô Nara. Tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, thế nhưng kỹ thuật xây dựng cũng như cấu trúc động đất vững chắc của tháp khiến cả những kiến trúc thực sự của thời nay thốt lên kinh ngạc. 

Mỗi tầng của tháp được xây dựng một cách độc lập, nhờ vậy mà tháp có thể chịu được những trận động đất mạnh. Tháp được xây dựng vào năm 607 và bị hư hại vào năm 670 do bị sét đánh, sau đó được xây lại vào năm 689. Kể từ lúc đó, tháp vẫn đứng hiên ngang dù phải hứng chịu nhiều trận động đất. Theo ghi nhận, khu vực này đã trải qua 46 trận động đất lớn kể từ khi tháp được xây dựng.

Thiết kế của tháp tuyệt đến nỗi có thể dễ dàng bảo trì và thay mới. Ngoài ra, loại gỗ được dùng để xây tháp là gỗ Hinoki, loại gỗ có độ bền cao, có thể duy trì độ bền trong vòng 200 năm và suy yếu dần trong vòng 1000 năm.

Ngoài động đất, tháp có thể bị mốc do nhiệt độ nóng và ẩm ướt của mùa Hè, bị mối ăn hoặc hư hỏng do mưa gió. Tuy nhiên, vì được bảo dưỡng liên tục trong thời gian dài, tháp vẫn duy trì được vẻ đẹp một cách quá đỗi bất ngờ. 

Tóm lại, chính điện là nơi đặt tượng Phật, tháp lại là nơi đặt xá lợi của Phật. Nếu các bạn có dịp đi Chùa ở Nhật, hãy dành thời gian quan sát kỹ kiến trúc chống động đất ấn tượng của các tòa tháp nơi đây nhé!

Kengo Abe
Xem thêm: