Đừng chết ở lưng chừng 3776m (Kỳ 2)

Vượt qua hàng giờ đồng hồ, leo trèo, mò mẫm trong đêm, cuối cùng hành trình của Duyên đã đến đích. Đỉnh núi Phú Sĩ đã hiện ra trước mắt.

Giai đoạn tới đỉnh.

  1. Dành chỗ đẹp để ngắm. Chuyện này rất quan trọng.
  2. Quán bán khá mắc. Udon không ngon, Ramen hình như cũng không ngon lắm, 900yen. Có Tonjiru 800yen nếu các bạn muốn ăn súp nóng.
  3. Quán có bán nước giải khát nóng. Rất nóng. Các mẹ có thể dùng nó để sưởi ấm.
  4. Từ lúc có ánh nắng tới khi có mặt trời ló lên 100% cũng hơn 30 phút. Nhưng vì người tụ tập rất đông, nên hãy dành chỗ đẹp, và ngồi im ở đó.
  5. Lúc mặt trời lên, đám đông sẽ vỗ tay, rồi banzai, cùng chào nhau buổi sáng thật to. Nói chung rất vui  và nhộn nhịp. Có cả vụ kéo cờ Nhật lên nữa thì phải. Đoạn đó mê ngủ quá nên không biết.

 

 

Giai đoạn xuống núi đầy đau khổ.

  1. Đi thật cẩn thận. THẬT CẨN THẬN. Rất dễ trượt ngã.
  2. Nên có cái trùm giày để tránh đá vào trong giày. Sẽ bị đau.
  3. Đường xuống núi rất nắng, rất rất nắng và nóng. Lúc này, kem chống nắng sẽ phát huy công dụng tối đa.
  4. Vì đường khá trơn và có độ dốc cũng cao, nên cũng khá tốn sức và đau chân. Đừng uống hết nước và nước tăng lực lúc leo lên, hãy để dành một ít khi về.

Bổ sung:

  1. Có nhiều nhà nghỉ ở khu vực tầng. Từ tầng 8 trở lên thì các nhà nghỉ sẽ cách nhau rất xa. Gía 1 đêm thường là 5000~6000 tùy thuộc vào việc có kèm phần ăn hay không, ngủ chung tập thể hay ngủ phòng đơn.
  2. Về tới nhà, hãy nghỉ ngơi, ngủ thật ngon.
    Đừng như mình. Đi leo núi về còn đi làm.
    Chuyến đi rất tốn sức và mệt mỏi. Tụi mình leo lên hết khoảng 7-8 tiếng, và đi xuống hết 5-6 tiếng ( không tính những khoảng nghỉ dài). Con đường không dễ đi, rất không dễ đi. Càng lên cao càng dốc và chỉ có đu bám vào đá rồi bò bò leo lên thôi, chứ không có cầu thang, hay lát đá như núi ở Việt Nam đâu. Các bạn hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất thật kỹ trước khi đi nhé.

Sau khi trải qua khổ cực, mọi người sẽ có một câu chuyện “siêu”  hoành tráng để mai mốt già kể cho con cháu mình nghe, “tao đã đón bình minh ở ngọn núi cao nhất Nhật Bản”.

Tối hôm mình leo, ở hồ Kawaguchi có bắn pháo bông. Đứng trên núi rồi nhìn pháo bông tung tóe, nghe tiếng pháo bụp bụp ở dưới.

Với mình, đây là trải nghiệm không thể nào quên được.

 Có một câu nói trong bộ phim Woman mà tôi không thể quên được:” Leo núi cũng giống như đọc sách, vì không biết trang cuối có những gì nên  người ta mới càng muốn đọc. Càng leo núi, càng muốn biết được trên đỉnh núi kia có gì, từ trên cao có thể thấy được những cảnh sắc nào. Vậy nên mới cố gắng hết sức”.

Bạn đã có những kinh nghiệm bổ ích cho mình chưa? Leo núi Phú Sỹ chưa bao giờ là dễ dàng. Đã có lúc mệt đến mức muốn bỏ cuộc, lạnh đến mức chỉ muốn nép vào nhà trọ trên lưng núi đánh một giấc rồi trời sáng ra về.

Thế nhưng thử thách rồi mới biết giới hạn của bản thân đến đâu. Rồi đến cuối đời sẽ có cái để tự hào và kể cho con cháu. Tuổi trẻ là để đi mà. Phải không các bạn?

Kỳ Duyên

Đừng bỏ mạng ở lưng chừng 3776m (Kỳ 1)
Kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: