Ngọn núi nào cao thứ 2 Nhật Bản?
Trong số các ngọn núi ở Nhật Bản có lẽ núi Phú Sỹ là cao nhất và nổi tiếng nhất.
Chính vì lẽ đó mà những ngọn núi cao thứ hai, thứ ba ít được biết tới, ngay cả người Nhật cũng thế chứ chưa nói gì người nước ngoài.
Lần này, tôi xin giới thiệu đến các bạn Top 10 ngọn núi cao nhất Nhật Bản.
Có thể các bạn sẽ không đi hết được các ngọn núi trong danh sách này, tuy nhiên nếu có thể lực hãy ra ngọn núi gần nơi mình sống nhất để trải nghiệm nhé. Thời điểm này cũng qua dịp leo núi, nhưng hãy lưu lại làm cẩm nang cho mùa du lịch hè năm sau nhé các bạn.
- Núi Phú Sỹ : 3,776m
- Đỉnh núi Kita : 3,193m
- Đỉnh núi Okuhotaka : 3,190m
- Đỉnh núi Aino: 3,190m
- Đỉnh núi Yariga: 3,180m
- Đỉnh núi Warusawa: 3,141m
- Đỉnh núi Akaishi: 3,120m
- Đỉnh núi Karasawa: 3,110m
- Đỉnh núi Kitahotaka: 3,106m
- Đỉnh núi Oobami: 3,101m
Núi cao thì rất nhiều, nhưng có một điều thú vị là chỉ có duy nhất núi Phú Sĩ được gọi là núi, còn lại tất cả các núi cao khác thì được gọi là đỉnh núi trên dãy núi “Alps Nhật Bản”.
Sở dĩ như vậy, vì tất cả đều nằm trên các dãy núi trùng điệp, không có ngọn nào đứng trơ trọi một mình giống Phú Sỹ cả.
Nghe “Alps Nhật Bản” chắc sẽ có nhiều người còn bỡ ngỡ, nhưng đây là cách gọi thông dụng của người Nhật để ám chỉ các dãy núi ở đất nước mặt trời mọc.
“Alps Nhật Bản” là tên gọi chung cho ba dãy núi trên đảo Honshu lớn nhất của Nhật Bản, kéo dài từ tỉnh Toyama đến tỉnh Shizuoka.
Mạch núi Apls Bắc 北アルプス: 4 tỉnh Toyama, Gifu, Nagano, Niigata
Mạch núi Alps Trung Tâm 中央アルプス: Tỉnh Nagano
Mạch núi Alps Nam 南アルプス: 3 tỉnh Nagano, Yamanashi, Shizuoka
Màu hồng thể hiện 3 dãy núi Alps Nhật Bản.
Tuyết phủ trắng vào mùa đông, đi tàu điện được ngắm cảnh từ xa, cảm giác không còn gì tuyệt vời hơn.
Hoa nở vào mùa xuân, khí trời vẫn còn lạnh nên đỉnh núi còn tuyết trắng xóa.
Đẹp giống như dãy Alps ở châu Âu phải không?
Có cơ hội các hạn hãy thử chinh phục xem sao nhé.
Kengo Abe
Tiếng hát của người lái thuyền dọc hẻm núi “Mũi Sư Tử”
Núi Phú Sĩ Nhật Bản đã tích trữ năng lượng 300 năm, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào
Phong tục “Cõng mẹ lên núi rồi bỏ mặc tới chết”- dư âm của một nước Nhật trong thời kỳ đen tối.