Người xứ này sao mà dễ thương “quá xá” – Fukushima Gambare!

Đầu tháng 10, đoàn truyền thông chúng tôi có chuyến tham quan một tỉnh phía Đông Bắc nước Nhật. Nơi 6 năm trước đã hứng chiu trận thảm hoạ kép kinh hoàng, tỉnh Fukushima.

Trước khi đến đây, tôi chưa từng có chút kiến thức nào về khu vực Tohoku nói chung và Fukushima nói riêng. Trong đầu tôi lúc ấy luôn ngập tràn những tưởng tượng về một nơi hoang tàn, người dân chỉ sống trong các nơi tị nạn và không có cây cỏ hay động vật nào tồn tại được ở vùng đất “phóng xạ hạt nhân”.

Nhưng sau khi tìm hiểu thêm thông tin cũng như nhận được bảng hướng dẫn du lịch của tỉnh, tôi mới sững sờ nhận ra, đó đã là chuyện của quá khứ.

Từ nỗ lực xây dựng lại thành phố 

Nơi chúng tôi đến thăm ở thành phố sóng thần Iwaki, Thuỷ cung Fukushima. 6 năm trước, nơi đây cũng từng bị huỷ hoại đến nỗi các sinh vật ở đó rơi vào nguy cơ chết hàng loạt vì dòng điện chạy dưới thuỷ cung.

Được biết câu chuyện về nỗ lực xây dựng lại thuỷ cung chỉ trong 4 tháng của tất cả người dân thành phố Iwaki. Tôi càng thêm thấm thía và nể phục ý chí vững vàng và tinh thần thép của nơi đây.

Bờ biển Onahama dọc thành phố, nơi oằn mình nhận cơn sóng thần khủng khiếp ngày nào đã vực dây, không còn một dấu tích thiên tai.

 

Hình ảnh thuỷ cung tháng 3/2011 và tháng 10/2017

Bến cảng quanh thuỷ cung 

Đến nỗ lực phát triển du lịch 

Hiện nay, trong nỗ lực khôi phục lại vùng đất sau thảm hoạ, tỉnh Fukushima luôn tập trung phát triển dịch vụ du lịch, quảng bá rộng rãi nét đẹp của quê hương. Mục tiêu tăng lượng khách du lịch đến với tỉnh lên cao, không chỉ trong nước mà cả thế giới.

Và Việt Nam vinh hạnh là quốc gia nằm trong dự án xúc tiến du lịch của tỉnh. Và bắt đầu từ cuối năm nay, rất nhiều các chuỗi sự kiện giới thiệu du lịch, thắng cảnh và đặc sản nơi đây sẽ được diễn ra. Nhằm tăng tầm hiểu biết của người Việt đến vùng đất đã vực dậy hoàn toàn sau sóng thần.

Vừa ra khỏi cửa nhập cảnh sân bay Fukushima, chúng tôi đã nhìn thấy lá cờ Tổ quốc phấp phới tung bay cùng dòng băng rôn :”Chào mừng bạn đến với Fukushima”.

Ngồi mất 4 tiếng rưỡi từ sân bay Nội Bài, chúng tôi như quên béng đi mệt mỏi khi nhìn thấy sự tiếp đón nhiệt tình của nhân viên sân bay cũng như đoàn hướng dẫn.

Bức ảnh chụp ở trang trại cà chua, cùng với bác dẫn đoàn của tỉnh

Bác nhân viên tận tình giải thích cho chúng tôi từng loại cà chua

Và cả cách hái và chọn nho cho ngon ngọt nữa 

Ngoài ra, cùng với 2 tỉnh Ibaraki và Tochigi, tạo nên cung đường Kim Cương tuyệt đẹp cho du khách từ Tokyo. Đây chắc chắn là trải nghiệm lý thú không thể bỏ qua khi ghé thăm vùng Bắc Kanto đấy nhé!

Khi đoàn chúng tôi đến khách sạn Oarai tỉnh Ibaraki, đã nhận được thịnh tình của nhân viên và cán bộ của tỉnh. Những tấm băng rôn viết bằng Tiếng Việt càng khiến chúng tôi xúc động khôn cùng. 

Anh nhân viên của công viên Hitachi, tỉnh Ibaraki 

Anh lái đò vui tính của chuyến du thuyền “định mệnh” trên sông Kinugawa, Tochigi

Khi tôi cố gắng chụp bảng tên của của hàng kem đá bào ngon nhất Nhật Bản thì một bác du khách tốt bụng cố định tấm vải giúp tôi.

Fukushima Gambare! 

Trong năm tới đây, theo kế hoạch, du khách Việt Nam có thể đón những chuyến bay Charter đầu tiên từ Nội Bài thẳng đến Fukushima mà không cần quá cảnh ở Narita như trước. Nếu kế hoạch được thực hiện, dự đoán rằng du lịch của tỉnh sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Ngày 21,22/11 , ở trung tâm thương mại Takashimaya, TPHCM sẽ diễn ra lễ hội giới thiệu văn hoá, du lịch tỉnh Fukushima. Nếu bạn có quan tâm, hãy ghé qua gian hàng của tỉnh để được nếm thử đặc sản cũng như tìm hiểu những nét thú vị của vùng đất trù phú Đông Bắc nhé!

Nhớ ngày nào, khi tôi còn học cấp 3, thảm hoạ kép năm 2011 xảy ra, chúng tôi lúc ấy chỉ biết cầu nguyện cho Nhật Bản từ xa. Thậm chí tôi nhớ rằng mình đã đổi ảnh đại diện:”PRAY FOR JAPAN” trên Facebook, cùng rất nhiều bạn bè tôi thời ấy. Từ đó đến nay, chắc hẳn ấn tượng về những ngày cả thế giới hướng về Nhật Bản năm đó vẫn còn hiện diện trong mỗi người. Tuy nhiên, sự thật là giờ đây, điều ước của chúng ta đã thành hiện thực. Nơi ấy giờ đã trở lại vẻ bình yên, hơn nữa còn đẹp đến ngây ngất lòng người.

Không tin ư? Hãy đến và kiểm chứng xem nhé!

Chee 

‘Dân nhà quê’hay ‘quý tộc thành thị’ bạn chọn cuộc sống nào nếu ngược về thời Edo?

Hãy chắc rằng bạn đã mua Hariko về làm quà khi ghé thăm xứ sở mặt trời

Sự tồn tại của hai loại Lâu Đài đến cả người Nhật cũng nhầm lẫn

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: