Ơn giời lũ khỉ này ngâm nước nóng, bấm Iphone vào mùa Đông thay vì…

Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với những kiến trúc truyền thống xen lẫn nét đẹp hiện đại. Nơi đây còn được biết đến là mảnh đất của những địa điểm tham quan mang hơi thở tự nhiên hoang dã nhất, ít chịu sự can thiệp của con người. Một trong số đó là công viên Jigokudani.

Jigokudani nằm ở thung lũng của sông Yokoyu, tỉnh Nagano. Tên của nơi này có nghĩa là “thung lũng địa ngục” do hơi nước bao phủ suốt mùa đông, vây quanh bởi những vách đá dựng đứng và khu rừng lạnh lẽo băng giá.

Nằm trên núi ở độ cao 850m, công viên Jigokuda thường bị băng tuyết bao phủ ít nhất bốn tháng một năm, nhiệt độ hạ xuống tới -15°C.

 

Tuy nhiên, bỏ qua cái tên có vẻ rùng rợn, du khách vẫn tìm đến xứ sở này để chiêm ngưỡng một cảnh vô cùng thú vị, đó là những chú “Snow Monkey” (khỉ Tuyết) hay “Japanese Macaques” (khỉ Nhật) cùng dắt díu nhau ngâm mình trong suối nước nóng mặc cho tuyết không ngừng rơi.

Khi nhắc đến khỉ, suy nghĩ mặc nhiên trong ta về chúng sẽ là khả năng leo trèo, sống bầy đàn trên các khu rừng nhiệt đới. Nhưng theo những nhà khoa học nghiên cứu, không chỉ leo trèo giỏi, loài khỉ này còn có khả năng bơi lội rất tốt và có thể chịu đựng được điều kiện nhiệt độ  thấp.

Vì vậy, với khỉ Tuyết, không gì dễ chịu hơn việc ngâm mình dưới nước nóng trong tháng ngày giá lạnh mùa Đông.

 

Để đến được nơi này, cần phải vượt hơn 1 dặm đường trèo núi băng rừng rất vất vả. Tất nhiên, những gì bạn nhìn thấy sẽ không bị lãng phí.

 

Loài vật bạo dạn này sống an nhàn hơn nhiều so với những “ anh em họ” ở vùng nhiệt đới.

Phần lớn thời gian khỉ Tuyết sống trên những vùng rừng có độ cao dưới 1.500m thuộc tỉnh Nagano, chúng ăn đủ loại thức ăn từ hạt, chồi lá, trái cây cho tới trứng, nấm…, nhưng 4 tháng mùa tuyết rơi, suối nước nóng sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời nhất.

Loài vật này có lớp lông rất dày (sẽ dày thêm khi mùa Đông đến) và khuôn mặt màu hồng đặc trưng mà khách du lịch vẫn hay nói vui là “ửng hồng do ngâm nước nóng”.

Những con khỉ đực trung bình nặng khoảng 10-15 kg, trong khi con cái nhỏ hơn, khoảng 6-8 kg. Khỉ Tuyết sống thành những bầy đàn lớn có tổ chức và phân cấp với quy mô có thể lên tới hàng trăm con.

Nếu như khỉ đực đầu đàn thiết lập sự thống trị bằng cách chứng minh sức mạnh về thể chất và khả năng tìm kiếm thức ăn cho cả nhóm, thì khỉ cái đầu đàn lại duy trì vị trí của mình thông qua hệ thống thừa kế truyền từ đời mẹ sang đời con hoặc giữa những chú khỉ có cùng “huyết thống”. Thế nên, khỉ Tuyết được đánh giá là sống theo chế độ mẫu hệ.

Thêm một thông tin cho bạn nữa là trong quá trình tắm, những con khỉ có địa vị cao sẽ được ưu tiên trước. Theo chủ nghĩa mẫu hệ đã nói thì tất nhiên, những con cái có quyền cao nhất .

Hình ảnh khỉ Tuyết hưởng thụ cảm giác khoan khoái khi tắm suối nước nóng khiến nhiều du khách thích thú quay chụp.

Chúng thân quen con người đến lạ kì, bạn có thể tiếp xúc khá gần dọc theo con đường đi. Những chú khỉ khá tinh nghịch, cảm giác như mỗi khi bạn giơ ống kính lên, những “mẫu” này sẵn sàng tạo dáng.

Diễn sâu

Anh em ta là một gia đình

Bức ảnh mang tên “Cập nhật Facebook” của Marsel van Oosten nổi tiếng trên mạng

chộp lại khoảnh khắc độc đáo chú khỉ đang nghịch iPhone.

Đáng yêu là vậy nhưng một báo cáo của DPIPWE năm 2011 lại công bố rằng loài khỉ này có khả năng gây tổn hại lớn đến cây trồng và cơ sở hạ tầng nhật bản với con số lên tới 15.4 triệu USD.

Vì thế, có lẽ việc thu hút các chú khỉ đến bồn nước nóng tự nhiên quanh năm lại là một lựa chọn tốt giúp hạn chế khả năng “phá hại mùa màng” của loài khỉ này.

Bạn có sẵn sàng vượt 2 km xuyên qua khu rừng băng tuyết giữa mùa Đông âm độ để ngắm những chú khỉ tại công viên Jigokudani ?

Nguồn ảnh: petrotimes.vn

Koibito yo

 

 

Nhật Bản: Cư dân mạng khiếp sợ trước người tuyết

Chuột lang Kapibara tắm Onsen?

Lời nguyền công viên Inokashira: Hễ cặp đôi nào đến là chia tay

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: