Không hề kém cạnh các Ama-chan quyến rũ, đó là những “nữ thợ lặn” xinh đẹp miền sông nước Nagara
Tồn tại suốt 1300 năm, cùng với nhiều phương thức kiếm sống khác như săn bắn, đánh bắt thì nghệ thuật Ukai đã làm nên một nét “văn hoá làng chài” đặc sắc của con người xứ sở Mặt Trời mọc.
Vậy, bạn biết gì về Ukai, hãy cùng khám phá về những thú vị của phương pháp đánh bắt này nhé.
Ukai là gì?
Ukai là một kỹ thuật truyền thống, trong đó ngư dân dùng những con chim Cốc được huấn luyện để bắt cá.
Hàng năm, cứ mỗi độ hè về, khi thời tiết nắng ấm. Người dân vùng sông Nagara, Hozu và Uji lại ra khơi. Mang theo những chú chim Cốc khoẻ mạnh, nhanh nhẹn nhất đã được huấn luyện. Những chú chim này sẽ quyết định một chuyến đi bội thu hay không.
Hoàng gia Nhật đã bảo trợ cho Ukai và sẽ bảo tồn truyền thống này.
Bắt buộc người dân nơi đây phải giữ gìn nguồn nước để dòng Nagara luôn được sạch sẽ. Đảm bảo thuận lợi cho mỗi mùa Ukai.
Cách thực hiện Ukai như thế nào?
Khi hoàng hôn buông xuống, những chiếc thuyền lại rời bến. Phía đầu mũi là một bó đuốc sáng rực được đặt trong giỏ sắt chuyên dụng và treo trên một cái cần uốn cong.
Không chỉ có tác dụng soi đường mà giỏ lửa đó còn dùng để dẫn dụ đàn cá.
Một chiếc thuyền bao gồm “Hoàng ngư” là người dẫn đầu, sành sỏi trong việc điều khiển chim Cốc. Chính “Hoàng ngư” là người trực tiếp giữ dây buộc chim, thả xuống biển và bắt cá từ miệng chúng. Tiếp theo là trợ tá, thường là con trai hoặc người thân của “Hoàng ngư”, giúp những việc cần thiết như giữ hoặc thu cá khi quá nhiều.
Cuối cùng là “hoa tiêu” để điều khiển thuyền.
Chim Cốc được thả xuống biển. Khi bắt được mồi, chúng sẽ bay lên thuyền và người ta sẽ gỡ cá từ miệng chúng. Sau đó, thả lại xuống biển để tiếp tục săn cá.
Những sợi dây buộc ở cổ không chỉ có tác dụng giữ chim ở gần thuyền mà còn để nó không nuốt mỗi khi bắt được cá, do đó “Hoàng ngư” sẽ lấy “chiến lợi phẩm” từ miệng chim ra một cách dễ dàng hơn .
Quá trình để điều khiển đàn chim Cốc một cách thành thục phải trải qua nhiều thời gian và đòi hỏi một sự kiên trì.
“Hoàng ngư” là người nuôi chim, trực tiếp lo các khoản ăn uống, chỗ ở và huấn luyện. Hàng ngày vuốt ve, vỗ nhẹ lên đầu hay gãi bụng để chúng cảm nhận được sự gần gũi thân thiết của chủ.
Mỗi một con chim Cốc có thể tồn tại 4 -5 năm. Nhưng nếu được chăm sóc kỹ lưỡng để phục vụ cho Ukai thì tuổi thọ có thể kéo dài lên đến trên 10 năm.
Nét văn hoá đặc sắc
Thường vào khoảng tháng 5 đến tháng 11, khi trời tạnh ráo. Người ta bắt đầu một mùa Ukai. Cứ như thế trong suốt 1300 năm. Quả là một bề dày lịch sử cần được bảo tồn và phát huy.
Người ta thậm chí còn tổ chức hẳn một lễ hội Goryou Ukai ở Goryoba trên sông Nagara vào tháng 8.
Hoặc sẽ có những ngày tiệc ăn mừng Ukai được mùa, thường diễn ra vào thứ 7 cuối tuần.
Kỹ thuật đánh cá này hiện đã trở thành điều thu hút khách du lịch tại Nhật Bản. Cứ mỗi độ hè về, hàng nghìn du khách kéo tới xem ngư dân trên sông biểu diễn nghệ thuật Ukai.
Du khách có thể xem tận mắt quy trình đánh cá truyền thống trong khoảng một giờ. Mỗi tour du lịch trên tàu xem đánh cá Ukai có giá 1.500 yên (hơn 200.000 đồng) đến 3.500 yên (hơn 600.000 đồng).
Trong ánh chiều chạng vạng, hình ảnh của đốm lửa trên đầu mũi thuyền, những sợi dây và đàn chim Cốc túa ra từ tay của “Hoàng ngư” lão luyện có lẽ đã trở thành một nét đẹp văn hoá trong tiềm thức của du khách hơn là một cách để kiếm sống.
Bạn có muốn được ngắm vẻ đẹp đó trên dòng sông Nagara không?
Nguồn ảnh: vietnamtoi.com
Koibito yo
Nhật Bản thất bại trong sứ mạng thu gom rác vũ trụ bằng lưới đánh cá
5 trang phục truyền thống Nhật Bản mà bạn có thể thấy trên phố ngày nay