Tự sát ở núi lửa Mihara, bí mật ám ảnh từ tiểu thuyết kinh dị “The Ring”
Với 72% diện tích là đồi núi, nên không ngạc nhiên khi ở Nhật được bao quanh bởi rất nhiều núi lửa. Có thể nói, chính “kỳ quan” này đã góp phần lớn vào văn hoá và thần thoại của xứ sở Anh Đào.
Một trong những núi lửa đang hoạt động là Mihara, nằm trên đảo Izu Oshima.
Đây là một địa điểm ấn tượng bởi rất nhiều lý do xoay quanh nó.
Nằm tại hòn đảo nhỏ Izu Oshima, cách phía Tây Nam Tokyo khoảng 100 km. Mihara có rất nhiều điểm thú vị đặc trưng hơn các ngọn núi lửa khác.
Đầu tiên và rõ ràng nhất là khả năng phun trào dung nham.
Năm 1986, sau vụ nổ kinh hoàng, những cột khói và dung nham bắt đầu phun thẳng lên trời khoảng 1,6km sau đó chảy tràn đến hơn 10 dặm, khiến 12.000 người phải di tản đến những nơi ở khác bằng thuyền và sự giúp đỡ của quân đội.
Vụ phun trào gần đây nhất là vào năm 1990.
Nhiệt độ nóng chảy của ngọn núi lửa này có thể lên đến 2.200 độ F (khoảng 1200°C). Một người nhảy xuống đó sẽ lập tức bị tan chảy.
Do đặc điểm đó, Mihara đã trở thành đề tài cho những tác phẩm thuộc lĩnh vực viễn tưởng. Và cũng là phim trường cho nhiều tác phẩm điện ảnh bất hủ.
Trong phim “Sự trở lại của Godzilla”, người xem được chứng kiến cảnh ngoạn mục núi lửa Mihara nuốt trọn con quái vật khổng lồ dữ tợn Godzilla.
5 năm sau, nó lại xuất hiện một lần nữa trong phần tiếp theo mang tên “Godzilla và Biollante”.
Và nếu bạn xem phim kinh dị “The Ring” (1998) của Suzuki Koji, thì đó cũng là địa điểm mà người mẹ của Sadako đã gieo mình xuống dòng dung nham bất tận.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là cảnh đó trong phim đã phản ánh đúng một thực trạng nhức nhối mà chính quyền Nhật đau đầu tìm cách ngăn chặn. Đó là những vụ tự sát ở núi lửa này đang diễn ra với số lượng ngày càng tăng.
Nguồn: gerusalemme
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày trước, việc những ngọn núi lửa được xem là điều thần bí, vì vậy nếu cư dân muốn sống yên ổn dưới chân núi thì hàng năm, trưởng làng phải hiến tế cho Chúa núi một trinh nữ bằng cách ném cô gái vào miệng núi để ngăn dòng dung nham phun trào.
Nhưng đó chỉ là chuyện xưa kể lại, việc ném mình vào lửa cho đến hiện tại ở Nhật không phải để xoa dịu bất cứ một dòng dung nham nào mà đang chính thức trở thành một vấn nạn nhức nhối.
Ở Nhật, lượng người tìm đến cái chết để giải thoát số phận không phải là con số đếm được trên đầu ngón tay. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà có lẽ, họ nghĩ rằng chỉ có cái chết mới giúp những tâm hồn đơn độc thoát khỏi bế tắc.
Có rất nhiều điểm tự sát ở Nhật và núi lửa Mihara cũng không nằm ngoài danh sách đó.
Có lẽ một phần bởi việc di chuyển lên miệng núi khá dễ dàng và tại đây, khi ai đó nhìn thẳng vào dòng dung nham đang sục sôi thì suy nghĩ “dứt bỏ bụi trần” dai dẳng đeo bám.
Nguồn: wonderfulrife
Năm 1933, cô sinh viên Kiyoko Matsumoto 21 tuổi đã kết thúc cuộc đời mình ở đây. Không rõ lý do nhưng người ta đồn rằng cô có tình cảm đồng giới với một người bạn cùng lớp tên là Masako Tomita. Tuy nhiên, văn hoá Nhật đương thời không chấp nhận, thậm chí cấm kỵ điều đó.
Sự việc này đã khơi mào cho liên tiếp những vụ tự sát bằng cách nhảy vào lửa về sau.
Cũng trong năm 1933, ước tính có khoảng 944 người đã nhảy vào Mihara. Trong năm 1934 và 1935, con số này là 350 người.
Cho đến chiến tranh thế giới thứ II, trung bình mỗi năm có khoảng 45 cặp vợ chồng Nhật ném mình vào núi lửa. Những cái chết đôi như thế được gọi bằng cái tên shinjuu hay “hiệp ước tự tử”.
Đó là con số đáng báo động. Khiến cho Mihara được mệnh danh là “điểm tự sát”. Người ta đến đây để ngắm cảnh, để tự sát và xem tự sát. Những đồn đoán như vậy làm cho Mihara thêm phần bí ẩn và khách du lịch hàng năm vẫn đến rất đông.
Nguồn: atlasobscura
Để giải quyết vấn nạn tự tử ở Mihara, chính quyền Nhật đã thắt chặt an ninh bằng cách cấm khách mua vé một chiều đến hòn đảo này. Thậm chí còn bị xem như một loại tội phạm hình sự.
Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng lập hàng rào quanh miệng núi và cắm biển cảnh báo. Tất nhiên, điều này đã giảm thiểu được một lượng người tự sát đáng kể.
Với những đặc điểm như vậy, Mihara không chỉ biết đến như một địa điểm du lịch mà còn lôi kéo khách đến vì sự thiêng liêng mà nó chiếm hữu. Đứng trên miệng núi, nhìn vào lòng nó thấy yên lặng, đã cảm thấy sự sống thật mong manh.
Bạn có muốn chiêm ngưỡng Mihara một lần không?
Nguồn: jpninfo.com
Koibito yo
Hồ Shikotsuko- một quang cảnh tuyệt đẹp từ núi lửa.
Tiếng hát của người lái thuyền dọc hẻm núi Mũi Sư Tử
Tại sao vấn nạn tự sát ở Nhật Bản được xem là văn hóa lâu đời ?