Những linh vật chống lại “văn hoá Kawaii” của Nhật

Ở Nhật, để quảng bá về đặc điểm của địa phương, doanh nghiệp hoặc sự kiên. Người ta sẽ tạo ra những linh vật (Yuru-chara), xem như biểu tượng đại diện nhằm tạo dấu ấn với khách trong và ngoài nước.

Đi trên đường phố, thật dễ dàng nhìn thấy những “Yuru-chara sống” vẫy tay, cúi chào người qua lại. Với sự ngộ nghĩnh, dễ thương, chúng thực sự thu hút ánh mắt của khách du lịch. Thế nên, hàng năm, linh vật mang về cho địa phương hoặc danh nghiệp nguồn thu không nhỏ.

Cũng chính do ảnh hưởng của văn hoá Kawaii, nên số linh vật hàng năm tăng lên rất nhiều. Gotochi-chara Catalogue là một trang cơ sở dữ liệu trực tuyến thu thập thông tin về các Yuru-chara, tính đến tháng 10 năm 2014 đã vượt qua con số 3000.

Thậm chí, năm 2010, người Nhật còn tổ chức sự kiện bình chọn Yuru-chara dễ thương, thu hút khách và doanh thu lớn nhất.

Tuy nhiên, có một sự thật không thể chối cãi được, đó là bên cạnh những linh vật “Kawaii” thì vẫn “sót lại” không ít Yuru-chara, mà khi mới xuất hiện đã gây nhiều tranh cãi vì độ “dị hợm”.

Cùng điểm danh những linh vật “bị bỏ rơi” đó nhé.

1.Chappun Jiyan (Tỉnh Ehime)

Nguồn: ocalchara

Với đôi mắt buồn, hàng lông mày dường như nhíu lại cộng với thân thể này làm bạn liên tưởng đến vật gì? tựa như một “quả trứng khó tính” với chiếc phao ôm quanh cơ thể.

Tuy nhiên, mọi người lại gọi linh vật này là “giọt nước” mang đúng “tinh thần nước” trong sạch, thanh khiết ở ngọn núi Ishizuchi, nằm phía Tây Nhật Bản.

2.Tsukihashi Wataru (Kyoto)

Nguồn:contact

Bạn có thấy một cây cầu trên lưng một con ma trong trang phục trắng toát không? Vậy mà linh vật này “diễu hành” khắp nơi ở khu mua sắm trong thành phố Tokyo đấy.

Tsukihashi Wataru là tên gọi của linh vật “đáng sợ” này. Hiện tại, “bạn ấy” là “đại sứ” cho Togetsu, cây cầu mang trên vai mỗi ngày.

3. Melon Guma (Tỉnh Hokkaido)

Nguồn:dulichcongvu

Là biểu tượng du lịch của thành phố Yubari, Hokkaido. Nhưng bạn có thấy linh vật này chẳng có dấu hiệu thân thiện nào chào đón du khách không?. Vẻ ngoài của Melon Guma được miêu tả như một con Gấu xấu xí “lỡ ăn vụng” dưa lưới nên phải mang trên đầu suốt đời vậy.

4. Amaterasu Shu’in (Tỉnh Kagoshima)

Nguồn: konnichiwa

Tựa như tên gọi của thần mặt trời ở Nhật là Amaterasu. Linh vật này được xem như sự tổng hoà của gian lận, ghen tị, kiêu ngạo, những tính không mấy hay ho của con người.

Cũng đúng, nữ thần mặt trời từng giam mình trong hang vì giận em trai và sau đó lại ló dạng vì tò mò và ghen tị, như một bài viết Japo từng giới thiệu.

5. Gajiro (Tỉnh Hyogo)

Nguồn: konnichiwa

Mái tóc dài, không có mắt, răng sắc nhọn và khó để định hình, đó là cách mọi người miêu tả về Gajiro, biểu tượng của Fukushaka. Nó sống trong một ao nhỏ ở công viên Tsudzikavayama.

Du khách vẫn không hiểu lắm về linh vật này, và đang tự thắc mắc rằng, liệu nó có làm những đứa trẻ giật mình khi đi tham quan thành phố và công viên?

6. Nukamura-kun (Tỉnh Fukuoka)

Nguồn: konnichiwa

Nakamura-kun vốn là thực phẩm đặc sản của thành phố. Cá Chình, nấu với một loại nước dùng đặc biệt.

Nhưng có một điều khiến du khách không khỏi băn khoăn là vì sao nó không có đầu? và mắt lại nằm trên thân? liệu Nakamura-kun có ảnh hưởng gì đến mọi người khi thưởng thức món đặc sản này ở đây không nhỉ?

Trên đây là những linh vật dường như “chống lại” văn hoá Kawaii vốn có của Nhật. Tuy nhiên, chính vì gây nhiều tranh cãi mà những Yuru-chara đã thu hút không ít khách du lịch đến tìm hiểu.

Bạn ấn tượng với “vẻ đẹp” nào nhất?

TT (Tổng hợp)

Bí ẩn về linh vật giám hộ của Okinawa Những điều bạn chưa biết

Câu chuyện về một linh vật, Bạn có muốn biết Ponyo của Ghibli thực chất là con gì?

Khi những vật thể vô tri vô giác bỗng dưng có linh hồn và hóa thành con người

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: