Ngôi Đền Thần “nhân văn” giữa lòng Tokyo nổi tiếng dành cho những cặp vợ chồng hiếm muộn

Giữa lòng thành phố Tokyo, có một nơi còn chứa đựng truyền thống. Khuất trong những dãy nhà cổ kính liền kề nhau, Ningyouchou (人形町)  một ngôi đền thần nổi tiếng, linh nghiệm dành cho những ai có ý định sinh con – ngôi đền Suitengu (水天宮).

Lối vào đền thần trông khá hiện đại, khác với chiếc cổng Torii sừng sững thường thấy ở những ngôi đền khác.

Tuy nhiên, khi bạn leo hết các bậc thang thì…

Ngôi đền như trong tưởng tượng của các bạn đã xuất hiện rồi đây. Không chỉ khác biệt về kiến trúc, người đến viếng đền cũng thuộc những đối tượng đặc biệt – vợ chồng muốn sinh con.

Vì thế mà Suitengu còn mang một cái tên khác là:

” Đền cầu xin con cái”

Đây là địa điểm thích hợp cho những cặp vợ chồng đã cưới lâu năm, nhưng mãi mà chẳng thể có con. Vậy bạn nghĩ sao nếu trong chuyến du lịch đến Tokyo của bạn có thêm địa chỉ này. Nếu cùng có ước nguyện đó, nhất định đừng bỏ qua Suitengu nhé!

Tiếp theo, Japo sẽ giúp các bạn học cách viếng đền Suitengu đúng cách nhé.

Ngay lối vào đền bạn sẽ thấy một nơi tựa như bể nước, đó gọi là (手水舎) Temizuya. Một khu vực mà tất cả các đền Thần đều có.

Sau đó, bạn dùng chiếc gáo  (Hishaku – 柄杓), múc nước và rửa sạch tay trái. Rồi làm ngược lại với tay phải. Cuối cùng , bạn đổ nước vào tay và đưa lên miệng súc. Có thể uống hoặc nhả tuỳ bạn. Nhưng nước ở các Temizuya này thì hoàn toàn sạch và an toàn. 

Tiếp theo, điểm đáng chú ý của ngôi đền là tượng hai chú chó mẹ và con.

Xung quanh, bạn có để ý thấy những khối tròn nhỏ khắc Kanji không?

Đây thật ra là 12 con giáp trong quan niệm của người Nhật được viết bằng Kanji.

 子 → Nezumi- chuột 

 丑 → Ushi- bò 

 寅 → Tora- hổ

 卯 → Usagi – thỏ (Ở Việt Nam là mèo)

 辰 → Ryu – rồng

 巳 → Hebi – rắn

 午 → Uma- ngựa

 未 → Hitsuji- cừu (Việt Nam là dê)

 申 → Saru- khỉ

 酉 → Toru- gà 

 戌 → Inu- chó

  → Inoshishi- heo rừng (Việt Nam là heo)

Tôi nghe nói nếu vừa xoa lên biểu tượng con giáp của mình, vừa cầu nguyện thì điều ước sẽ thành hiện thực.

Sau đó, bạn nhớ sờ tiếp vào bức tượng hai mẹ con ở giữa nữa nhé.

Khi đã dạo quanh hết các khu vực xung quanh, chúng ta sẽ đến với chính điện.

Khi viếng chính điện (Osaisen – お賽銭), đừng quên chuẩn bị một ít tiền lẻ như 5 Yên hay 10 Yên. Ném vào hộp gỗ lớn, rung chuông, sau đó cúi lạy 2 lần, vỗ tay 2 lần. Sau đó cúi đầu chào một lần.

Lần đầu có lẽ nhiều bạn sẽ không quen nhưng đừng lo lắng, ai cũng phải có lần như vậy mà.

Sau đây là đoạn Video cận cảnh đền Suitengu đã được các nhân viên quay lại sau chuyến thực tế vào tháng 2, năm nay.

Và khi ước nguyện đã toại thì hãy ghé lại Suitengu một lần nữa và nói lời cảm ơn nhé. Khi đã đến rồi, bạn hoàn toàn có thể “tham lam” hơn một chút và cầu xin con của mình lớn lên khoẻ mạnh đấy.

Nhất định đừng bỏ qua ngôi đền vô cùng linh thiêng này khi bạn ghé thăm Tokyo nhé!

Kengo Abe

Tham quan ngôi Đền Thần đạo cổ nhất khu vực Tohoku- Đền Muối Shiogama Jinja

Có phải tất cả các nữ Pháp sư trong Đền Thần đều là trinh nữ ?

Lý giải thú vị tại sao trong Anime lại có nhiều cảnh “lộ hàng”

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: