[Hãy cẩn trọng!] Sự “thâm hiểm” đằng sau lời khen ngợi của người Kyoto
“Người Nhật không bao giờ nói “NO” trong bất cứ trường hợp nào”
Đây là điều mà những ai khi học tiếng Nhật hoặc có cơ hội tiếp xúc với người Nhật đều để ý.
Dù cuối cùng hàm ý vẫn là từ chối hoặc phủ định nhưng người Nhật lại chọn cách nói vòng vo thay vì thẳng thừng và trực diện. Tuy nhiên người ta nói rằng người dân ở Kyoto lại “nguy hiểm” hơn thế nữa.
Khi người Kyoto khen ngợi ai đó, thì chắc hẳn đằng sau câu nói đó lại có một ẩn ý khác.
Lấy ví dụ về một trường hợp gần đây.
Anh A là giáo viên người Mali tại một đại học nọ ở Kyoto.
Trong lần tham gia bữa tiệc của trường, anh này đã khá phấn khích và gây một chút huyên náo. Thế rồi người bên cạnh nói với anh ta: “Trông anh lúc nào cũng vui vẻ nhỉ”.
Chẳng để tâm nhiều, anh A chỉ nghĩ rằng đây là một lời khen ngợi mà thôi. Thế mà, khi anh mời người-bên cùng đi tăng hai, thì bất ngờ, anh bị viên cảnh sát từ đâu đến tóm gọn.
Trong khi bản thân chẳng hiểu chuyện gì xảy ra thì đã bị đưa đi.
“Trông anh lúc nào cũng vui vẻ nhỉ” – đây là câu nói hàm chứa ý nghĩa rằng: “Anh ồn ào quá”, một câu chửi ngầm mang theo sự tức giận.
Ảnh: youtube.com
Còn có một số “lời khen” khác thế này.
“まぁ、きれいなネクタイしてますね”
“Cà vạt đẹp nhỉ”
→Thực ra: Cà vạt của anh loè loẹt quá
“何を着ても似合いますね”
“Em mặc cái gì cũng đẹp hết”
→Thực ra: Ăn mặc như thế mà không thấy xấu hổ à?
“元気なお子さんですね、子供は元気が一番ですね”
“Con cô khoẻ nhỉ, với trẻ con thì sức khoẻ là trên hết mà”
→Thực ra: Cô hãy dạy cho con cô biết giữ yên lặng đi
Và câu chuyện nổi tiếng khi nhắc đến “thuyết âm mưu” của người Kyoto đó là:
Ochazuke là món ăn trà chan cơm nổi tiếng của Nhật, ở Kyoto gọi là Bubuzuke. Thường được ăn vào cuối bữa.
Khi một vị khách đến dùng cơm được hỏi câu:”Bubuzuke có ngon không?” Thì chính là đang bị “chửi xéo” rằng: Ăn xong rồi thì nhanh nhanh về cho.
Quả là những lời khen “thâm hiểm” phải không nào? Tuy là người Nhật nhưng không phải ai cũng phân biệt được hai cách nói ẩn dụ này đâu.
Thế nhưng, một khi hiểu được văn hoá đặc sắc của người Kyoto, bạn sẽ cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu một mặt hoàn toàn khác của vùng đất cố đô này không chừng?
Kengo Abe
Ai bảo Kyoto chỉ có Đền, Chùa, đừng theo số đông, đây mới đúng là nơi bạn nên đến
Kyoto và ký ức đen tối về những cuộc thanh trừng của”Bách quỷ dạ hành”
Trải nghiệm kiệt tác kiến trúc cung đình tại Hoàng Cung Kyoto