Câu chuyện về một izakaya  nơi giá thay đổi tuỳ thuộc vào cách sử dụng ngôn từ khi gọi món

Câu chuyện về mt izakaya nơi giá thay đổi tuỳ thuc vào cách sử dụng ngôn từ khi gọi món

 

 

 

Quý vị có gặp phải tình trạng này xung quanh mình không ạ? Những con người trịch thượng, tỏ thái độ hống hách trong cách cư xử với các nhân viên phục vụ tại nhà hàng hoặc quán nhậu.

Tôi cực kỳ ghét những người như vậy, và không riêng gì tôi, những chủ cửa hàng ở Nhật cũng nghĩ như vậy.

Trong nội dung lần này, tôi sẽ giới thiệu đến Quý vị một cửa hàng đã sáng tạo thay đổi giá dựa vào cách mà khách hàng gọi món và cách nói chuyện của họ với nhân viên.

 

Izakaya dịch ra tiếng Việt có thể hiểu như là quán nhậu, nơi phục vụ thức ăn và thức uống, trong đó chủ yếu là các loại thức uống có cồn. Nói đến izakaya ở Nhật Bản, mọi người sẽ nghĩ ngay đến bia tươi. Một ly bia tươi mát lạnh sẽ có thể xoá tan đi mọi sự mệt mỏi khi phải làm việc giữa cái nóng mùa hè đầy bức bối.

Ở izakaya mà tôi đang nói, bia được bán với giá 380 yên cho một ly, nhưng có dán áp phích thông báo với nội dung như thế này:

 

「おい、生ビール」・・・1,000円

 

「生1つ持ってきて」・・・500円

 

「すみません、生1つください」・・・380円(定価)

 

Tạm dịch:

 

「 Ơi, bia tươi 」・・・1.000 yên

「 Đem một ly bia tươi ra đây 」・・・ 500 yên

「 Xin vui lòng mang cho tôi một ly bia tươi 」 ・・・380円 ( giá niêm yết )

 

Nói cách khác, nếu gọi món với giọng điệu trịch thượng thì phải trả giá tiền cao hơn.

 

Ở Nhật Bản có câu “Khách hàng là thượng đế”.

Nghĩa là khách hàng là những người quan trọng trả tiền cho chúng ta, vì vậy chúng ta nên đối đãi với họ như là thượng đế.

 

Chúng ta điều có thể hiểu được điều này, nhưng nhân viên không phải là nô lệ.

Cảm giác chịu đựng sự trịch thượng không hề dễ chịu và cũng chẳng ai muốn phải cam chịu thái độ này chỉ vì được trả tiền.

Tấm áp phích thông báo này được tạo ra với mong muốn mọi người có thể vui vẻ làm việc, vui vẻ uống rượu trong cùng một không gian mà không có bất kỳ sự khó chịu nào.

 

Có khá nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra xoay quanh nội dung tấm áp phích.

Chẳng hạn như nó hợp pháp không?

Dù là gọi món theo cách nào thì đó cũng là quyền tự do của khách hàng không phải sao?

Tuy đã nhận phải một số lời chỉ trích, nhưng số lượng khách tỏ thái độ trịch thượng tại cửa hàng này đã giảm và tỷ lệ nhân viên xin thôi việc cũng theo đó mà giảm đi.

 

Quý vị có bắt gặp xung quanh mình không ạ? Những người thường hay hống hách ra lệnh cho cấp dưới của mình chứ không chỉ riêng gì trịch thượng với nhân viên tại các cửa hàng.

Những người như vậy gặp phải người có vị trí cao hơn mình thì lại nói chuyện khép nép, lịch sự đến bất ngờ.

 

Suy cho cùng dù là ai, ở vị trí nào đi nữa thì cũng là con người như nhau cả thôi, nên việc tỏ ra thượng đẳng chẳng có gì vui cả.

Dù đôi khi có những trường hợp buộc lòng chúng ta phải thốt ra những lời nặng nề vì đối phương không chịu nghe lời mình nói.

 

Những tấm áp phích thông báo như vậy vốn dĩ không cần thiết nếu người ta biết cách tôn trọng, bình đẳng với nhau và không coi thường người khác.

 

“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Tôi hy vọng rằng cách giao tiếp lịch thiệp sẽ được lan rộng trên khắp thế giới để mọi người có thể đến gần nhau hơn, với nụ cười luôn nở trên môi.

 

Tác giả: Abe Kengo

Biên dịch: Lê Phương Kỳ

 

Xem thêm: