Một quả trứng luộc giá 67 nghìn VND, sự thật về mức sống của người Nhật thời Edo
Cách đây khoảng 100 năm, Tokyo lúc đó được gọi là Edo. Đơn vị tiền tệ thời này không phải là đồng Yên như bây giờ. Nhưng nếu bạn làm một cuộc quy đổi về giá trị giữa hai thời đại, bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điều bất ngờ.
Có những thứ vô cùng đắt nhưng bên cạnh đó cũng có thử rẻ bất ngờ so với thời hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé !
Với mức thu nhập trung bình của Nhật Bản vào khoảng 400.000 yên, hãy cùng xem họ sẽ chi tiền như thế nào?
Phòng tắm công cộng
Vào thời Edo, giá vào nhà tắm công cộng đối với người lớn là 132 yên. Thời nay ở Tokyo, những Sento như vậy vẫn tồn tại với giá dao động 400 đến 500 yên. Nếu đem so sánh, tắm công cộng vào thời Edo có vẻ như rẻ hơn rất nhiều. Tất nhiên, cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp, nên việc so sánh cũng có chút khập khiểng.
Cắt tóc
Cắt tóc vào thời Edo rẻ bất ngờ đấy, chỉ khoảng 462 yên thôi. Thời này, để có mái tóc như ý chắc cũng tốn khoảng 1000 đến 3000 yên. Tất nhiên, bạn không thể xuyên không về Edo để cắt tóc rồi. Thật đáng buồn !
Chưa kể biết đâu họ chỉ biết cắt kiểu Chonmage, như thế thì khóc thét mất.
Tranh Ukiyoe
Tranh Ukiyoe vào thời Edo có lẽ cũng giống với Manga hay sách ảnh thời nay, nên tôi sẽ so sánh chúng với nhau.
Bức tranh này vào thời Edo có giá 528 yên.
Đối với Manga, giá trung bình khoảng 500 yên trong khi sách ảnh đắt hơn, tầm 1000 đến 3000 yên 1 quyển.
Thế nhưng tranh Ukiyoe chỉ một bức thôi trong khi Manga và sách ảnh có nhiều trang hơn. Nếu so sánh có lẽ giá cả thời nay rẻ hơn một chút.
Để được như vậy chúng ta phải khen ngợi sự tiến bộ của công nghệ in ấn. Đó là tôi không xét về giá trị nghệ thuật thẩm mỹ hay ý nghĩa về mặt văn hóa nhé.
Đậu phụ
Bạn sẽ không ngờ giá một miếng đậu phụ vào thời Edo như thế nào đâu. 825 yên, không phải quá cao sao?
Dù cho kích thước đậu phụ thời đó chắc phải gấp 4 lần bây giờ, nhưng giá như thế đối với tôi vẫn không chấp nhận được.
Giá đậu phụ bây giờ là 100 yên một miếng, cho dù có to gấp 4 lần, giá cũng chỉ bằng một nửa miếng đậu phụ thời Edo thôi.
Trứng luộc
330 yên, khoảng 67 nghìn VND. Đó không phải giá của 6 quả đâu, mà là 1 quả đấy mọi người ạ !
Không ai ngờ trứng luộc lại “có giá” như vậy vào thời Edo nhỉ? Bạn đừng coi thường món ăn đơn giản này nhé.
Cứ thử so với bây giờ, 1 quả trứng chỉ có 20 yên mà xem. Tôi sẽ nâng niu từng quả trứng luộc mua ở cửa hàng tiện lợi từ bây giờ.
Bưu điện
Giá gửi một bưu phẩm từ Tokyo đến Osaka (mất khoảng 3 ngày) là 2046 yên.
Cũng đành chịu thôi, ngày xưa người ta phải chạy bộ từ nơi này đến nơi khác để đưa bưu phẩm, giá đương nhiên không thể rẻ được.
Sách
Nhìn vào giá sách thời Edo, bạn có thể đoán được đây chỉ là sản phẩm giành cho giới thượng lưu. Người dân thường sẽ rất khó để mua sách với giá 4950 yên rồi.
Cho dù giá một quyển sách ở Nhật thời nay cũng khá đắt, tầm 600 đến 3000 yên tùy quyển. Thế nhưng nếu so với thời trước thì…
Cá Ngừ Maguro
Bạn đã chuẩn bị nghe giá một miếng Sashimi Cá Ngừ thời Edo chưa?
1 miếng 3300 yên.
Gì cơ? Thời nay bạn có thể ăn Sashimi Cá Ngừ với giá rẻ hơn gấp 100 lần đấy ! Tôi mà sinh ra vào thời Edo, có lẽ không nuốt nổi mất.
Cá Ngừ Katsuo
Cá Ngừ Katsuo, một giống Cá Ngừ gần giống với Maguro mà người nước ngoài thường hay nhắc đến. Một miếng có giá 85.800 yên.
Lại thêm một điều khó tin, so với Maguro, con này chỉ bé xíu thôi mà. Quả là một con số hết sức buồn cười.
Cá Ngừ nếu không được bảo quản lạnh sẽ hỏng ngay lập tức. Nhưng công nghệ thời xưa làm gì có tủ lạnh, có lẽ đó là lý do mà Cá Ngừ thời ấy lại đắt đỏ đến thế.
Cũng giống với Maguro, tôi sẽ chẳng thể ăn được Cá Katsuo nếu sống vào thời Edo. Thật may mắn vì đã được sinh ra trong thời đại này.
Kiếm Nhật Bản
Tùy từng cây Kiếm mà có loại đắt loại rẻ, tuy nhiên, giá trung bình khoảng 1,650,000 yên một cây.
Hỡi các Samurai – san, các bạn đang giữ một vật vô cùng giá trị bên người đấy.
Sau khi tham khảo một vòng giá cả, bạn nghĩ thế nào? Tokyo hay Edo dễ sống hơn?
Riêng với tôi, tôi vẫn suy nghĩ mãi về giá của Cá Ngừ Maguro và Katsuo, không biết chất lượng ngày xưa như thế nào mà giá lại chênh lệch khủng khiếp thế kia nhỉ?
Tham khảo
Kengo Abe