Nhật Bản xuất hiện “thế hệ” loài gấu đen không có bản năng sợ con người
Kể từ năm 2000, các báo cáo cho rằng đã có những cuộc đối đầu ngày càng tăng giữa gấu và người, khi số lượng người bị thương và tử vong bởi gấu ngày một tăng. Tuy nhiên, giống loài này đang nằm trong tình trạng đáng báo động bởi sự đe doạ tuyệt chủng.
Cho đến những năm 1980, số lượng loài gấu Đen bị săn bắt rồi giết, trung bình 2.200 con mỗi năm. Vào những năm 1990, con số này đã giảm xuống còn khoảng 1.500 con. Trong năm 2006, một kỷ lục 4.856 gấu đã bị bắt hoặc bị giết. Năm 2016, con số này là 3.045.
Loài gấu Đen ở Nhật Bản có số lượng khoảng 15.000 đến 20.000, được xếp vào danh sách “những loài dễ bị tổn thương” trong Sách Đỏ của Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên, và được bảo vệ bởi Công ước Washington.
Sự tuyệt chủng ở Kyūshū
Tuy có rất nhiều người bị giết bởi loài gấu, nhưng sao chúng lại nằm trong danh sách bị tuyệt chủng? Một thời gấu Đen Nhật Bản sinh sống trên khắp nước Nhật, ngoại trừ hòn đảo phía bắc Hokkaidō.
Tuy nhiên, ngày nay, dường như không còn gấu ở Kyūshū, nơi lần cuối cùng người Nhật nghe thông tin về gấu, được xác nhận vào năm 1987 khi một con gấu bị bắn chết ở vùng đất công cộng của hai quận Ōita và Miyazaki. Giờ đây ở Shikoku, cũng chỉ có một vài con gấu còn sống.
Đã có những biến động lớn về số lượng gấu bị bắt hoặc bị giết trong những năm gần đây. Nguyên nhân có thể do, loài gấu Đen thiếu môi trường sống và “tràn xuống” nơi khu vực có người ở, với nguồn lương thực dồi dào cho chúng.
Vào mùa xuân, nhiều vụ cảnh báo về người dân ở nông thôn thường đi vào núi để tìm kiếm rau dại không may bị loài gấu đen tấn công gây ra thương tích hoặc chết. Tháng 5 năm 2016, bốn người bị gấu giết chết ở vùng núi Kazuno, một đô thị thuộc tỉnh Akita.
Thông thường, các loài động vật hoang dã thường sống trên núi, tránh xa sự hiện diện của con người, nhưng do môi trường sống hạn chế ngày nay, chúng thường có khuynh hướng di cư xuống núi, điển hình là vùng nông thôn Satoyama.
Chứng tỏ các loài động vật không còn có sự sợ hãi của con người. Loài gấu Đen thường leo trèo cây Hồng để ăn trái cây, không quan tâm đến ai đang theo dõi, và thậm chí vào nhà để ăn cắp trái cây. Một số nhà nghiên cứu gợi ý rằng chúng ta đang nhìn thấy “thế hệ” loài gấu mới không có bản năng sợ con người nữa.
Gấu đen của Nhật Bản tìm đường đến nơi cư ngụ của con người khi không có đủ thức ăn cho chúng ở vùng núi. Gấu cần phải tăng mỡ cơ thể để có thể ngủ trong mùa đông.
Không may là các loài cây sồi và hạt dẻ thường được trồng ở các vùng đất thấp nơi con người thường sống thu hút loài gấu đen này, trong khi đó loài buna (Fagus crenata, sồi Nhật Bản) và mizunara (Quercus mongolica, Sồi Mông Cổ) sẽ được tìm thấy trên những sườn núi.
Nguồn nippon
Anna
Ngoài việc thảm sát cá voi, tộc người Nhật còn sát hại cả loài gấu được tôn thờ
Thế hệ đầu gấu Nhật đã thay đổi như thế nào trong suốt 5 thập niên qua?
Cảnh báo nạn gấu dữ trở lại ăn thịt người ở Nhật Bản