Đáng suy ngẫm – cảnh sát Nhật Bản bắt giữ nhóm người Trung Quốc dịch lậu Manga

Vừa qua, cảnh sát Kyoto, Yamaguchi, Shizuoka, Mie và Shimane đã tuyên bố rằng, hôm thứ tư tuần trước, họ đã bắt giữ năm người Trung Quốc dịch Manga và trò chơi từ tiếng Nhật sang tiếng Trung Quốc để phân phối trái phép.

Theo cảnh sát, có ít nhất hai người đã thừa nhận với cáo buộc trên. Những kẻ tình nghi từ 23 đến 28 tuổi bị cáo buộc là một phần của một nhóm các dịch giả đã phân phối trái phép Manga, Anime và các tài liệu khác qua mạng Trung Quốc.

Nguồn blog.willis

Hai trong năm người bị bắt bao gồm, một sinh viên nữ 24 tuổi của trường đại học Nagoya và một nữ sinh khác 25 tuổi của trường đại học J.F. Oberlin ở thành phố Sagamihara.

Nữ sinh 24 tuổi bị cáo buộc đã dịch Yuki Ochimura ni Ojou-sama! – một Manga khác của tác giả Hiro Fujiwara, từ tạp chí Manga hàng tháng Lalamagazine của Hakusensha, từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017 mà không có bất kỳ giấy phép nào.

Maid Sama! – Manga của tác giả Hiro Fujiwara

Nguồn tumblr

Sinh viên nữ 25 tuổi trường đại học J.F. Oberlin được cho là đã dịch những đoạn hội thoại của một nhân vật trong một trò chơi dựa trên Manga Yu-Gi-Oh! từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016. Tờ Asahi Shimbun cho biết, trò chơi đó là Yu-Gi-Oh! Arc-V Tag Force Special.

Đây chính là lần đầu tiên vụ bắt giữ được công bố một cách công khai đến các thành viên khác của nhóm. Bốn trong số các nghi phạm đang tự nguyện hợp tác với cảnh sát trong việc điều tra nhằm mục đích buộc tội vi phạm bản quyền.

Nguồn zerochan

Theo cảnh sát, các thành viên của nhóm dịch này đều liên lạc với nhau qua mạng Internet. Cảnh sát cho rằng, họ không làm việc với nhau tại một nơi cố định, được mời tham gia nhóm từ các trang mạng, sau đó được phân chia công việc.

Hai nghi can nữ được mô tả ở trên có trách nhiệm trong phần dịch thuật. Họ được cho là đã đăng tác phẩm của mình trên Weibo, mạng xã hội phổ biến của Trung Quốc giống như Twitter, các tác phẩm đã được dịch đều có thể đọc và tải xuống trên các trang web khác.

Phía cảnh sát cũng cho biết thêm, nhóm dịch đã dịch những bộ Manga, trò chơi và tạp chí trò chơi để đăng rộng rãi trên các trang web của Trung Quốc từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 1 năm 2018. Dẫn chứng cụ thể nhất là tựa Manga Kimi ni Todoke của tác giả Karuho Shiina.

Nguồn weheartit

Các thành viên của nhóm đã dịch lậu hơn 15.000 trang truyện. Đơn vị điều tra chung của cảnh sát đang xem xét liệu hai nghi phạm trên có tham gia vào việc dịch các tác phẩm khác hay không.

Một cuộc điều tra vào năm 2013 của Cơ quan Văn hóa Chính phủ Nhật Bản đã khẳng định rằng, việc phân phối trái phép Manga, Anime và trò chơi Nhật Bản trên các trang mạng của Trung Quốc dẫn đến tổn thất 3,8 nghìn tỷ yên (~788 nghìn tỷ đồng).

Phải nói rằng, đây là một con số khủng khiếp. Những người chịu thiệt thòi của tổn thất này chính là những tác giả, hoạt họa viên, xưởng phim… và những kẻ được lợi thì không cần bỏ ra sức lao động, dù chỉ một chút.

Nguồn discoversociety

Hiệp hội Bản quyền Phần mềm Máy tính báo cáo rằng, nếu bị kết án, các nghi phạm phải chịu mức án 10 năm tù, đóng 10 triệu yên (~ 2 tỷ đồng) tiền phạt hoặc cả hai. Các nghi phạm cũng có thể đối mặt với vụ kiện dân sự với các khoản thu bổ sung cho các thiệt hại và yêu cầu xóa bỏ các bài dịch trước đó.

Như vậy nạn dịch lậu Manga gây tổn thất rất lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản nói chung và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các Mangaka. Hãy ủng hộ tác giả mình yêu thích bằng cách mua truyện tranh từ các nhà xuất bản.

Tham khảo rocketnews24

Akkun

Nạn in lậu Manga tiếp tục gây bức xúc cho cộng đồng Fan Việt

Những nhân vật Anime gắn liền tuổi thơ người Nhật – khác gì với Việt Nam?

Sẽ ra sao nếu phim hoạt hình của Trung Quốc sẽ vượt qua Anime Nhật Bản trong vòng một thập kỷ tới?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: