“Xoắn não” trước những thương hiệu mang phong cách Engrish Nhật Bản

Nếu bạn đã đến thăm Nhật Bản, bạn chắc hẳn nhìn thấy một số từ “kỳ lạ” và vô cùng hài hước ở đâu đó ít nhất một lần! Hầu hết những cái tên được đặt nhằm mục đích cho người Nhật có thể đọc và hiểu chứ không dành cho người nước ngoài.

Vì khách hàng của họ là người bản địa chứ không phải người đến từ các nước nói tiếng Anh .Chúng tôi đã chọn ra năm tên phổ biến của các cửa hàng và thương hiệu sẽ làm cho bạn bật cười hoặc cảm thấy xấu hổ thay cho các chủ sở hữu .

1. Creap

Từ cái tên ,bạn có đoán được nó là gì không?

Ảnh:www.creap.jp

Câu trả lời là…

“Creap” là tên của thương hiệu cà phê kem, được ra mắt vào năm 1961!  Tên thương hiệu được cho là lấy cảm hứng từ “Creaming Powder” và rút gọn thành Creap, nhưng lại phát âm giống như “creep”.

Người Nhật thường sử dụng sản phẩm của Creap khi ở văn phòng, khách sạn và tại nhà.

Trang web chính thức của Creap : http://www.creap.jp/

2. EAT ME

EAT ME là thương hiệu thời trang của Tsubasa Masuwaka. Cô là một trong những Gyaru huyền thoại của Nhật Bản và được hâm mộ như một biểu tượng thời trang.

Ảnh:candyabuse.blogspot.com

Trên Blog, cô giải thích chủ đề tên thương hiệu dựa vào “Otona Girly Closet“. Otona có nghĩa là “người lớn”, do đó, thiết kế của EAT ME rất dễ thương nhưng cũng đem lại cảm giác gợi cảm và trưởng thành.

Điểm khiến người khác cảm thấy khó hiểu đó là dù trang phục rất đáng yêu thế nhưng cái trên “EAT ME” có vẻ quá rùng rợn.

Tuy vậy, EAT ME rất nổi tiếng và được yêu thích bởi nhiều cô gái trẻ.

Ảnh: www.pinterest.com

Trang web chính thức của EAT ME: http://runway-webstore.com/eatme/

3. titty & Co.

titty & Co. là tên  thương hiệu thời trang được nhiều nữ sinh săn lùng, bởi vì thương hiệu được sử dụng cho các người mẫu, diễn viên nổi tiếng.

Ảnh: global.rakuten.com

Có lẽ tên thương hiệu được lấy cảm hứng từ nhãn hiệu “TIFFANY & Co” nổi tiếng thế giới, tuy nhiên, từ “titty” … có vẻ không phù hợp lắm . Mặc dù, không có thông tin chính xác về nguồn gốc của tên thương hiệu.

Đừng ngạc nhiên khi bạn nghe những cô gái trẻ nói “Titty rất dễ thương ~~~~!”. Họ đang nói về “titty & Co.”, không phải là ngựa con của ai đó đâu nhé!!

Trang web chính thức của titty & Co:http://tittyandco.com/

4. HARD-OFF

Dịch theo nghĩa đen, Hard-off có nghĩa là không còn năng lượng.

Bạn sai rồi, “HARD-OFF” là thương hiệu bán những mặt hàng “tràn đầy” năng lượng. Các sản phẩm bao gồm đồ nội thất, quần áo, đồ điện tử, thời trang, trò chơi và nhiều thứ khác.

Ảnh: shkiuchi.blog.so-net.ne.jp

HARD-OFF có 820 chi nhánh trên toàn Nhật Bản vào tháng 4 năm 2016, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Nếu có những thứ không dùng nữa tại sao bạn không đem chúng tới HARD OFF để đổi lấy những thứ cần thiết ngay nhỉ?

Trang web chính thức của HARD-OFF: http://www.hardoff.co.jp/

5. OIOI

Ảnh: touch-j.jp

Bạn có thể đọc tên của tòa nhà này không? Nó không phải là “oioi”, mà phải đọc là “marui”. Ký hiệu tiếng Nhật “○” được đọc “maru”, có nghĩa là “hình tròn”. OIOI là một công ty bán lẻ Nhật Bản hoạt động theo chuỗi cửa hàng bách hóa ở Tokyo cũng như tại các thành phố lớn khác của Nhật Bản như Hakata (Fukuoka), Namba (Osaka), Kyoto, Mito (Ibaraki).

Đối tượng của họ là phụ nữ từ 25-35, cung cấp các mặt hàng khác nhau từ các mặt hàng thời trang cho tới thực phẩm hữu cơ. Ngay cả người Nhật cũng không biết phải đọc tên thương hiệu này như thế nào, đặc biệt là những người đến từ vùng quê.

Trang web chính thức của OIOI: http://www.0101.co.jp/

Những cái tên này quả thật rất bất ngờ và thú vị đúng không các bạn.? Nếu các bạn biết thêm những cái tên thú vị khác nữa hãy cho Japo biết nhé!!!

Nguồn:grapee.jp

Neko

5 từ Engrish bạn chắc chắn sẽ đoán sai nghĩa của nó nếu không biết trước

Những câu chuyện xấu hổ về Engrish Tiếng Anh của người Nhật

Lỗi sai không của riêng ai .Xem lại các biển chỉ dẫn dịch vụ tiếng Nhật ở Việt Nam trước khi bị người Nhật bắt bẻ nhé

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: