[Thuyết Âm Mưu] Spirited Away chẳng hồn nhiên như tưởng tượng!

Spirited Away, bom tấn mọi thời đại của Ghibli, chắc không còn xa lạ với chúng ta. Chuyện kể về chuyến du hành của Chihiro đến thế giới linh hồn và việc cô gái bé nhỏ giúp đỡ mọi người xung quanh với lòng nhân hậu yêu thương. Nghe giống chuyện cổ tích dịu dàng điển hình đúng không? Trừ một việc, nó *méo* như chúng ta vẫn nghĩ đâu! Muahahaha. Xin mời các fan đến với “bùm, đi mất tuổi thơ”, à nhầm, “Thuyết Âm Mưu – Spirited Away chẳng hồn nhiên như tưởng tượng!”

CHIHIRO THỰC RA BỊ BÁN VÀO NHÀ THỔ!

Vâng, các Fan không nhìn nhầm đâu ạ! Và nhà chứa này chính xác là nơi các bạn đang nghĩ tới, ổ chứa gái mại dâm đấy ạ. Thuyết âm mưu này có thể được tóm gọn như sau: Spirited Away kể về việc Chihiro, vốn chưa đủ tuổi thành niên, bị cha mẹ bán vào nhà chứa và chịu lao động khổ sai do gia đình mắc nợ. Đại khái như “Thuý Kiều phiên bản hoa anh đào” trừ việc Thuý Kiều này chưa đủ tuổi.

Gượm đã, đừng nóng vội comment ném đá giúp tớ xây nhà ngay mà hãy cùng bình tĩnh phân tích một số chi tiết sau nhé!

1. NHÀ TẮM – NƠI LÀM VIỆC CỦA CHIHIRO

Dưới cuối bức hình, trên cửa nhà tắm hơi, có chữ: ゆ, đọc là “Yu” trong tiếng Nhật, nghĩa là nước nóng. Nhà tắm công cộng thì có chữ này phía trước hợp lí quá phải không? Nhưng, phần hay nằm ở chỗ này! Vào thời Edo (Tokyo ngày nay), khoảng thế kỉ 17 – 19, nhà tắm hơi dần chuyển sang nơi…mua bán thân xác phụ nữ!

Sau giờ hoạt động chính thức, những nhà tắm hơi này biến thành nơi đàn ông tìm đến “tìm vui” và các fan thử đoán xem, nhân viên nữ ở đây được gọi là gì? Chính xác, giống y như tên gọi trong phim, “Yuna”. Khi hoạt động của các nhà tắm công cộng như thế này gây sốt tại Nhật Bản, chính các “yuna” đảm nhiệm phục vụ du khách tới nhà tắm và “phục vụ” luôn những du khách ở lại muốn “vui vẻ” hơn.

Có gì đó sai sai, nhà tắm toàn nữ trang điểm loè loẹt, lấy quạt che mặt là sao nhỉ? 😀

Theo Wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Sent%C5%8D#Edo_period : “Góp phần cho sự nổi tiếng của nhà tắm hơi vào thời đại Edo là các cô gái phục vụ tại đây với tên gọi: Yuna (湯女, nghĩa là gái tắm hơi). Các nhân viên nữ này thường giúp du khách kì lưng. Sau khi đóng cửa, một cơ số “gái tắm hơi” sẽ “phục vụ tới bến” du khách bằng việc bán dâm.”

Tranh “Onna yu” của Torii Kiyonaga (1752–1815), khắc hoạ hoạt động của nhà tắm hơi thời Edo.

Ngoài ra, nếu để ý, các fan sẽ thấy khách đến nhà tắm chủ yếu là đàn ông, phục vụ nhà tắm cho đàn ông lại toàn là nữ. Có một số nam nhân viên làm việc tại nhà tắm, nhưng những người này lại cáu gắt, dữ dằn hơn bình thường và có vẻ như làm công việc quản lí. Haizz, không biết các bạn nghĩ sao, chứ mình thấy giống ma cô lắm đấy! Các fan có nhớ tay linh hồn sông già già, hôi hôi được Chihiro tắm không? Sau khi được “phục vụ”, lão “xuất” ra một bãi, coi như trả công cho cô nhóc. Nếu liên kết với những hình ảnh trên, thì khá là gợi lên nhiều “liên tưởng đấy ạ”

2. YUBABA

Không chỉ tên gọi của nhân viên, “yuna”, được sử dụng y nguyên đời thực, tên gọi của chủ nhà tắm cũng được sử dụng như vậy. Nữ chủ nhân của nhà tắm hơi, trong “Spirited Away” là bà lão phù thuỷ, cũng được gọi là “Yubaba”. Các fan thử liên hệ một chút xem, chủ nhà tắm hơi bình thường thì có cần phải kẻ mắt, gắn lông my giả, miệng phì phèo thuốc, ngón tay đỏ chót và trang sức đầy người không ạ? Nhìn giống tú bà hơn đấy ạ.

Bên cạnh đó, còn một chi tiết nữa. Khi các cô gái bị bán vào thanh lâu, các tú bà đều có thông lệ đặt cho “con gái” của mình một nghệ danh mới và bảo con hãy quên quá khứ cũng như tên cũ đi. Người đó trong con đã chết rồi! Yubaba cũng làm y như vậy, bà đặt cho Chihiro tên mới là “Sen”

3. CÁI TÊN “SEN”

Chúng ta đã biết má mì Yubaba đổi tên Chihiro thành Sen (千). Vậy, Sen có ý nghĩa như thế nào? Từ “Sen” có một cách hiểu rất hợp lí trong tình huống của phim, đó là 1000 Yen tiền Nhật. Từ đó, có thể thấy, Yubaba chỉ coi Chihiro như một con số sinh lời, một món hàng đáng giá 1000 Yen trong tay bà ta. Cho nên, hành động của “Vô Diện” trong phim là hoàn toàn hợp lí. Các fan chắc nhớ rõ Vô Diện nhiều lần mời mọc, đem tiền, vàng và nhiều thứ khác cho Chihiro đúng không? Chính xác là, “Vô Diện” đang muốn dùng tiền để “mua” Sen, cụ thể hơn là mua “trinh tiết” của Chihiro!

4. CHA MẸ SEN MẮC NỢ VÀ PHẢI BÁN CÔ BÉ

Cảnh đầu tiên của “Spirited Away” là cảnh cả gia đình cô bé chuyển nhà đến một vùng hẻo lánh và bố Chihiro “vô tình” phát hiện ra một con đường hẻo lánh nên quyết định rẽ vào.

Sau đó, cả hai thấy một nhà hàng với đồ ăn ê hề liền ngồi ăn thoải mái mặc kệ Chihiro phụng phịu. Cuối cùng, cả hai biến thành heo và Chihiro gặp chuyện như nãy giờ chúng ta được biết. Mọi chuyện có vẻ “tình cờ”, nhưng không phải như vậy!

Ăn đồ ngoài đường thản nhiên, chén sạch bách nữa chứ!

Thứ nhất, tại sao nhà Chihiro lại chuyển đến sống ở nơi hẻo lánh, ít người qua lại? Thứ hai, có cha mẹ nào lại bỏ xe hơi giữa rừng, rủ rê con đi vào một con đường vắng tanh giữa rừng, dù phía trước có bức tượng thế này không? Thứ ba, cha mẹ kiểu gì mà lại ngồi “tráp” đầy miệng thức ăn mặc cho con phía sau phụng phịu?

Các fan dám đi vào đường vắng giữa rừng mà có bức tượng thế này đằng trước không?

Có quá nhiều điểm nghi vấn trong hành động của cha mẹ Chihiro. Tuy nhiên, có một các giải thích lại khá phù hợp so với những gì từ nãy đến giờ chúng ta cùng xem. Đó là: Cha mẹ Chihiro vỡ nợ vì giao du với má mì Yubaba (chắc là chung chạ làm ăn gì đấy, hì hì), nên phải bán con gái cho bà ta để trừ nợ. Họ cố tình dẫn cô nhóc đến đoạn đường vào thế giới linh hồn, từng bước một dắt Chihiro vào tròng. Cuối cùng, tại sao họ lại biến thành heo? Có nguyên nhân hợp lí cho chuyện này. Họ lập giao kèo với Yubaba, để bà ta biến họ thành heo (giải thích vì sao họ sẵn sàng ăn đồ ăn lạ mà không nghi kị gì) vì ai lại trách cha mẹ mình khi họ còn bị biến thành động vật tội nghiệp chứ? Không ngờ, Yubaba tương kế tựu kế, biến họ thành heo vĩnh viễn, được cả vốn lẫn lời.

5. MIYAZAKI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐẦY ẨN Ý

Trong một bài phỏng vấn, cha đẻ của “Spirited Away” nói: “Tôi nghĩ rằng nền công nghiệp tình dục là cách tốt nhất để hình tượng hoá xã hội hiện đại. Chẳng phải xã hội Nhật Bản hiện giờ rất giống với nền công nghiệp người lớn sao?” Nói cách khác, thông qua “Spirited Away”, tác giả Miyazaki muốn đề cập đến vấn nạn trẻ hoá trong mại dâm ở Nhật ngày một phổ biến và hiện tượng thiếu nữ “thích hưởng thụ, lười làm việc” được các bố già “bao ăn chơi”. Thuật ngữ “Enjo kōsai” nói về việc này hiện rất phổ biến ở Nhật.

Đoạn kết của phim cho thấy Chihiro quay về với gia đình, vừa có thể hiểu theo nghĩa: “sự ngây thơ” của một “gái tắm hơi” bị bán do gia đình mắc nợ cuối cùng cũng được khôi phục! Thế đấy, hồn nhiên ngây thơ cứ như “Spirited Away” mà ẩn chứa nhiều thông điệp lắm! Các fan thì nghĩ sao, đồng ý với việc Chihiro là “Thuý Kiều” phiên bản nhí của Nhật Bản không? Comment dưới đây để cùng thảo luận nhé!

The0 Victor P/Tinanime

Đừng tưởng xem Anime là không dính quảng cáo, quan trọng bạn có tinh mắt nhận ra không?

Chỉ sử dụng mỗi chữ ド mà tạo ra cả một tác phẩm Anime kinh điển

Phải chăng đây là nguyên bản của lưỡi hái thần chết trong Anime?

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: