Hội thảo ở Nhật giải thích lý do trên đồ lót phụ nữ lại có gắn nơ….

Người Nhật thích nghiên cứu về mọi thứ, thậm chí cả những đề tài không ai nghĩ đến…

Ví dụ như: Tại sao trên đồ lót phụ nữ lại có gắn nơ?

Người thuyết trình là “Giáo sư Sasaki”.

Ảnh http://cityboy.me/?p=1154

Đầu tiên, hãy đưa ra các giả thiết cho câu hỏi trên.

Giả thiết thứ nhất cho rằng đó là cách trang trí chính thống. 

Từ định nghĩa của ruy băng (nơ), người này rút ra được rằng: Ruy băng đã được vẽ như một biểu tượng của phụ nữ từ thời cổ đại. Ruy băng là một bằng chứng của sự nữ tính. Từ đó việc gắn nơ lên các phụ kiện nhằm tăng thêm sự nữ tính cho phái đẹp.

Ngoài ra ruy băng trong trường hợp của đồ lót còn nhằm mục đích phân biệt giới tính chủ sở hữu, phòng trường hợp xếp nhầm cho người khác. Vì đồ lót là thứ thuộc về riêng tư cá nhân, do đó cần tránh tuyệt đối các trường hợp xấu hổ như vậy.

Ảnh http://cityboy.me/?p=1154

Slide thuyết trình đưa ra 2 ví dụ. Ảnh 1 là mèo Kitty với chiếc nơ quen thuộc. Còn ảnh 2 là mèo Kitty nhưng mất nơ, ảnh này cảm thấy “thiếu thiếu” thứ gì đó đúng không.


Xem bài viết liên quan

Quan chức Nhật bị bắt vì chiếc quần lót của nữ sinh

Tên trộm số nhọ, lấy trộm đồ lót của nữ cho đến khi bị bắt mới biết sự thật

Nằm dưới cống nhìn trộm đồ lót phụ nữ, thanh niên Nhật Bản bị bắt


Giả thiết thứ 2 cho rằng để phân biệt 2 mặt của chiếc quần

Đầu tiên, người thuyết trình (là nam) cho biết, với đồ lót của nam, hai mặt của quần sẽ được đánh dấu bằng miếng tag, nhưng vì nó ở mặt trong nên đôi khi gây khó chịu.

Người thuyết trình cho biết anh ta không sở hữu quần lót nữ nên không dám chắc về giả thiết này. Nhưng nếu chiếc nơ cũng đóng vai trò đánh dấu hai mặt, nó sẽ tiện lợi hơn vì nằm ở mặt ngoài và không gây khó chịu cho người mặc. Việc đính thêm nơ có lợi ích là ngay cả trong trường hợp đang vội hoặc trong điều kiện thiếu sáng vẫn có thể mặc quần đúng chiều.

Ảnh http://cityboy.me/?p=1154

Giả thiết thứ 3: Chiếc nơ là “tàn tích” của thói quen ăn mặc thời xưa

Con người từ thời chưa có dây thun co giãn để may quần áo vẫn mặc quần lót. Để cố định chiếc quần họ sử dụng một sợi dây và thắt gút ở phía trước như hình cái nơ.

Qua thời gian, thun quần được phát minh, nhưng chiếc nơ vẫn còn sót lại.

Ảnh http://cityboy.me/?p=1154

Lấy ví dụ cho giả thiết này, người thuyết trình chỉ ra trường hợp của Superman. Trước kia anh ta mặc sịp đỏ bên ngoài đồ bó màu xanh và cố định bằng thắt lưng màu vàng. Sau khi trang phục thay đổi thành bodysuit thì chiếc thắt lưng vẫn còn sót lại mặc dù anh ta không mặc sịp đỏ bên ngoài nữa.

Sau khi đưa ra hàng loạt giả thiết, “Giáo sư Sasaki” quyết định kiểm chứng. Vì tra cứu thông tin trên mạng không chính xác và thuyết phục, anh ta đã quyết định gọi đến đường dây liên lạc của trung tâm khách hàng Wacoal (một công ty sản xuất đồ lót).

Và câu trả lời anh ta nhận được đơn giản là “Bởi vì đó là một phần của thiết kế”. Qua đó Sasaki rút ra được giả thiết thứ 1 là gần với đáp án nhất.

Dù kết quả có vẻ hơi “chưng hửng”, nhưng những bài thuyết trình không tưởng như thế này cũng giúp phát huy khả năng suy luận, đặt giả thiết và chứng minh giả thiết đấy chứ.

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: