Hoà chung không khí World Cup, người Nhật nô nức rủ nhau đi “lộn cái bàn” tại cuộc thi lộn bàn cấp thế giới 2018

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh dưới đây ở Nhật?

Biểu tượng này có ý nghĩa là lật bàn. Một số quán ăn dán thông báo có hình vẽ như vậy để cảnh báo khách hàng của mình đừng lật bàn thức ăn lên dù có nóng giận như thế nào.

Vậy tại sao người Nhật lại có thói quen lạ lùng như vậy, và nó xuất phát từ đâu, khi nào? Hãy cùng Japo tìm hiểu về Văn hoá lật bàn có 1-0-2 này ở Nhật Bản nhé!

Theo các bạn đã biết, người Nhật thường có xu hướng thích ngồi bệt trên sàn. Nhưng khác với người Việt mình đôi lúc có thể ngồi ăn uống, nhậu nhẹt ngay dưới sàn nhà, thì người Nhật lại thường có một Chabudai (ちゃぶ台).

Chabudai là tên gọi của chiếc bàn thấp, được dùng nhiều ở những ngôi nhà truyền thống (Washitsu) hoặc nhà bình thường cũng rất được ưa chuộng.

Hầu như gia đình người Nhật nào cũng có từ 1 cái trở lên. Tùy vào hình dáng, kích thước và tính năng của nó mà người Nhật sẽ sắp xếp vào một không gian trong căn nhà.

Thuở bấy giờ, có một bộ truyện tranh làm mưa làm gió thời Showa tên là.

“Kyojin no hoshi”(巨人の星- dịch nôm na là ngôi sao của người khổng lồ).

Được xuất bản năm 1968, kể về nhân vật chính là thanh niên đam mê cuồng nhiệt với bóng chày. Vì mâu thuẫn với cha mình mà trong một lần, người cha đã lật đổ mâm cơm và giáng vào mặt thanh niên ấy một cú. Từ đó mà văn hoá lật đổ bàn mỗi khi tức giận ra đời.

Hình ảnh trong truyện và mô hình 3D được dựng lại từ cảnh lật bàn vô cùng nổi tiếng này.

Nguồn: blogs.yahoo.co.jp

Tiếp sau sức hút của bộ truyện này là hàng loạt các trò chơi giải trí “ăn theo” gọi là “Chabudai Gaeshi” xuất hiện.

Như đưa cả trò lật bàn vào máy Game thùng như thế này. Nếu bạn nào muốn biết cách vận hành của máy Game thì tham khảo Video dưới đây nhé!

Ngoài ra, còn có hẳn một Cuộc thi lật bàn đẳng cấp thế giới, được tổ chức thường niên ở thị trấn Yahaba thành phố Iwate Nhật Bản. Luật chơi tưởng chừng như rất đơn giản, đó là lật, chỉ cần lật bàn.

Thế nhưng, lật bàn cũng phải có kỹ năng, vừa làm sao cho chiếc bàn chỉ xoay một vòng rồi úp xuống, vừa phải cho con cá Sama (đặc sản của tỉnh Iwate) bằng nhựa bay càng xa càng tốt. Điểm vừa được tính dựa trên cự ly bay của con cá, vừa dựa trên cách bay đẹp mắt của tách trà đặt trên bàn và nhất là trang phục Cosplay của thí sinh. Càng chất thì càng ấn tượng với giám khảo.

Ngoài ra, trước khi lật mỗi thí sinh phải hô một câu thể hiện sự giải toả bực dọc, ức chế đã dồn nén lâu ngày của mình.

Phần thưởng cho người thắng cuộc là 5 kg gạo và một chiếc bàn Chabudai mạ vàng. Thật hấp dẫn phải không nào? Bạn nào ở gần khu vực này nhớ đến tham dự vào tháng 3 năm sau nhé! Và năm nay cuộc thi lật bàn quốc tế đã diễn ra trong không khí nô nức trước trận thắng của Nhật Bản khi đối đầu với đội tuyển Columbia vừa qua.

Giờ đây, Lật bàn không còn là biểu hiện của sự giận dỗi nữa mà là phương pháp để mọi người xả Stress, giải toả hết căng thẳng.

Các bạn đang du học và làm việc ở Nhật khi thấy mệt mỏi quá, như bị Tenchou (trưởng cửa hàng, chủ nhà hàng) mắng hay cãi nhau với người yêu thì hãy thử cách này, biết đâu lại giúp ích được nhiều so với việc cứ chịu đựng trong lòng đấy.

Nguồn Video: Youtube

Chee

Kotatsu- Bàn sưởi ấm kiểu Nhật kết hợp với cam?

Nghệ thuật tạo hình quả quýt-Khi”rảnh rỗi”không hề “nông nổi”

Từ ngữ điệu, phong tục đến khẩu vị -Bạn ăn như người Kanto hay người Kansai?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: