Những tình tiết “rùng mình” khẳng định Dark Theory đằng sau câu chuyện đáng yêu của Ponyo trên vách đá

Nếu bạn cho rằng chỉ có “Hàng xóm của Totoro” và “Vùng đất linh hồn” mới ẩn chứa những mặt tối đáng sợ, còn một tác phẩm khác của Ghibli có thể đề cập đến, đó là Ponyo trên vách đá.

Cảnh báo: Nếu bạn chưa xem phim, đừng đọc nữa mà đi xem phim nhé, vì bài viết này có spoil nội dung phim.

Ảnh https://www.pinterest.com/pin/288441551128440253/

Khi phim được phát hành vào năm 2008, nhiều người xem nhận ra một số chi tiết kỳ quặc. Một số bài viết trên các Website như Matome Naver hay Studio Ghibli Urban Legends giải thích rằng Ponyo là cuộc sống sau khi chết mà Ponyo chính là tác nhân gây ra sự huỷ diệt.

Giả thiết đặt ra là tất cả mọi người đều đã chết trong trận sóng thần tàn phá thị trấn ven biển. Phần sau của bộ phim, chi tiết Ponyo đến nhà Sosuke và ăn mì thuộc về thế giới bên kia.

Nếu bạn đã xem bộ phim, hãy xem lại một lần nữa trên quan niệm về cái chết đề cập ở trên, bạn sẽ phát hiện thêm một số chi tiết thú vị.

1. Tên thật của Ponyo là Brunhilde, từ được dùng để mô tả những người phụ nữ trinh tiết xinh đẹp đã chết trong Thần thoại Bắc Âu.

2. Bài hát chủ đề “Ponyo no Hikou” sáng tác bởi Joe Hisaishi, lấy cảm hứng từ bản nhạc Ride Of The Valkyries của Richard Wagner. Bản nhạc này có liên quan đến sự huỷ diệt và chết chóc.

3. Trận sóng thần do Ponyo gây ra vô cùng lớn, đủ sức quét sạch cả một thị trấn, thế nhưng nhân vật cụ già ngồi xe lăn vẫn có thể sống sót, thậm chí có thể đi lại được. Từ mâu thuẫn này có thể suy ra thế giới các cụ đang sống là thế giới bên kia, và nếu vậy cả Sosuke và mẹ cậu bé cũng thiệt mạng trên đường về nhà.

4. Có nhiều chi tiết ám chỉ cái chết sau thảm hoạ sóng thần. Thuyền trưởng tàu chở dầu có nói rằng “Không có cảng…”, và những con tàu là tàu ma từ nghĩa địa tàu. Các thuỷ thủ thấy những khối tàu bị lật.

Ảnh https://www.pinterest.com/pin/289145238574178323/

5. Buổi sáng sau hôm xảy ra sóng thần, màu nước trong veo. Theo Tạp chí Urban Legend, lẽ ra nước nên đục ngầu và có nhiều mảnh vụn mới đúng.

6. Toàn bộ thị trấn, ngoại trừ nhà Sosuke dường như đã bị nhấn chìm.

Ảnh https://batque.com/feature/273

7. Sosuke phát hiện một số loài động vật biển đã tuyệt chủng.

Ảnh https://bathking.hatenablog.com/entry/2019/08/23/120100

8. Khi sóng thần xảy ra, Ponyo và Sosuke ngồi trên chiếc thuyền đồ chơi để tìm mẹ của Sosuke. Hai đứa trẻ đi khắp thành phố trên con thuyền nhỏ, hướng về khách sạn ở phía bên kia. Phải chăng đây là hình ảnh ẩn dụ của việc vượt qua sông Tam Đồ (dòng sông đưa linh hồn đến Suối vàng).

9. Ngoài ra con số 3 cũng xuất hiện xuyên suốt qua một số chi tiết phim. Số 3 có thể hiểu như biểu tượng cái chết. Trong tên sông Tam Đồ (三途の川 ) đề cập ở trên cũng có con số 3.

10. Sosuke và Ponyo gặp một nam một nữ và một đứa bé trên một con thuyền. Thuyền trông rất cổ, ngoài ra người phụ nữ mặc trang phục có thể phỏng đoán từ khoảng thời Taisho (1912-1926) hoặc đầu Showa (cuối những năm 1920 đến đầu những năm 1940). Dù trong bản gốc của Ghibli mô tả cô ấy theo phong cách thời trang xưa, nhưng cũng có thể cô gái này chính là một vong hồn.

11. Sosuke và Ponyo đến một đường hầm. Bên trái hầm có một bức tượng Jizo, bên cạnh là Thần bảo vệ khách du lịch, Jizo cũng bảo vệ những đứa trẻ qua đời khi còn bé.

Ảnh https://bathking.hatenablog.com/entry/2019/08/23/120100

Bạn có nhận ra những tình tiết này lúc xem phim không, hay chỉ nghĩ đơn thuần đây là một bộ phim đáng yêu dành cho trẻ em.

Có nhiều tác phẩm tuyệt vời đến mức, cứ mỗi lần xem lại ta lại bóc tách được một lớp nghĩa mới ! Có lẽ ngay từ đầu những ý nghĩa sâu sắc này đã ở đó, nhưng chúng ta chưa đủ “trải đời” để nhận ra chăng? Đến đây có lẽ phải xem lại các bộ phim tuổi thơ mà chúng ta đã từng xem với cái nhìn rất ngây thơ mới được !

Sacchan

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: