Mặt trời chìm đáy biển – Anime thích hợp để xem trong năm 2020

Như các bạn đã biết năm 2020 cho đến tận bây giờ, là một thảm hoạ toàn cầu. Đặc biệt đối với nước Nhật, lẽ ra đây là một năm thành công của Nhật Bản khi Thế vận hội Tokyo 2020 đã được lên kế hoạch từ rất lâu, nhưng đáng tiếc phải hoãn lại. Thảm hoạ năm 2020 này đợi “gợi nhắc” trong Anime “Mặt trời chìm đáy biển”, dựa trên tiểu thuyết cùng tên kể về thảm hoạ động đất năm 1973.

Lưu ý: Bài viết này có spoil nội dung phim. Cân nhắc trước khi đọc bài.

Ở các phim lấy đề tài thảm hoạ, điều chúng ta mong đợi là trò chơi sinh tồn ở các tuyến nhân vật. Thế nhưng điều chúng ta không ngờ đến là cách khắc hoạ tâm lý nhân vật vô cùng khắc nghiệt của studio Science Saru và đạo diễn Masaaki Yuasa. Bắt đầu từ việc đứa con gái Ayumu Mutoh để mặc một người bạn bị thương ở trường khi động đất xảy ra. Sau đó cô cảm thấy hối hận và ray rứt, đẩy trạng thái tâm lý nhân vật đến mức vô cùng phức tạp. Thật khó để không đồng cảm với cô gái. Thế nhưng phần sau của Series đã đẩy nhân vật này vào những tình huống còn tồi tệ hơn.

Khi thảm hoạ xảy ra, cái chết có thể đến với bất kỳ ai. Trong “Mặt trời chìm đáy biển”, bạn có thể thấy không có nhân vật nào được ưu tiên, mỗi tập phim thường kết thúc bằng cái chết của một nhân vật (xin hãy chuẩn bị tâm lý).

Ảnh https://www.amazon.com/Japan-Sinks-Netflix-Original-Soundtrack/dp/B08BT6H8KM

“Mặt trời chìm đáy biển” là một tuyển tập bi kịch tiếp nối bi kịch, do đó nếu dạo gần đây tâm trạng bạn có vẻ không tốt, đừng nên xem.

Xem “Mặt trời chìm đáy biển” dễ khiến người ta liên tưởng đến “Mộ Đom đóm”. Thế nhưng khi Ghibli định nghĩa nước mắt là sự tiếc nuối cho những điều tốt đẹp từng hiện hữu, cảm giác không gò ép và bị thao túng. Trong khi đó, các nhân vật của “Mặt trời chìm đáy biển” bị ném vào tình huống mà mỗi người phải bằng mọi giá để tồn tại. Cái chết là bóng ma vật vờ không thể tránh khỏi, nhưng trong Anime, mỗi nhân vật nhắc nhở cho bạn sự hiện hữu của cái chết một cách rõ nét. Nếu ban đầu tình cảnh của gia đình Mutoh không qúa tồi tệ, mọi chuyện sẽ càng lúc càng tệ hơn, bi kịch do đó càng được nhấn mạnh. Ví dụ, khi chồng của Mari Mutoh bị nổ tung, bàn tay mang theo chiếc nhẫn cưới văng lên và rơi ngay trước mặt cô.

Mẹ của Ayumu Mutoh, Mari là một nữ chính mạnh mẽ đầy thu hút. Dù cô được miêu tả đến từ Cebu, Philippine, nhưng diễn viên lồng tiếng lại là Yuko Sasaki, một Seiyu người Nhật nổi tiếng. Cô có hai người con cùng chồng Koichiro là Ayumu và Go. Cả gia đình giao tiếp với nhau bằng tiếng Nhật. Con trai út Go thỉnh thoảng sử dụng tiếng Anh.
Điều thú vị trong việc xây dựng gia đình này đó là cách mà những người Nhật Bản quanh đó đối xử với họ. Một ông lão trong phim dặn Go không được nói tiếng nước ngoài vì cậu là người Nhật (trong khi cậu bé là con lai). Ông ấy không khó chịu với những thứ thuộc về nước ngoài (vì Mari chỉ ra rằng ông lái một chiếc xe bán tải Mỹ, hút thuốc lá American Spirit và có vẻ có hứng thú với những thứ ở nước ngoài). Ông ấy chỉ thực sự khó chịu với người nước ngoài.

Ảnh https://www.netflix.com/vn/title/80993018

Thế nhưng sau đó, khi gia đình Mutoh cố gắng lên sà lan, họ bị nói là chỉ có dân Nhật gốc mới được phép lên. Mari giải thích rằng các con của cô là con lai, do đó chúng vẫn mang dòng máu Nhật Bản. Người đàn ông tỏ ra bối rối, sau cùng anh ta quyết định nếu xem hai đứa bé lai này là một đứa trẻ Nhật thì chúng có thể lên sà lan. Logic khó hiểu này của người đàn ông phê phán vào chủ nghĩa dân tộc vị kỷ của người Nhật.

Có rất nhiều tranh cãi trên mạng ở Nhật xoay quanh việc khắc hoạ vấn đề này trong phim, cho rằng đây là “chống Nhật”. Người Nhật tự hào với thế giới về những gì mà dân tộc họ thể hiện, nhưng bộ phim phần nào nói lên mặt chìm của vấn đề.

Ở các nhân vật tồn tại các thực tế mơ hồ về đất nước này, ví dụ họ không muốn sống ở Nhật. Ở gần cuối phim, các nhân vật có một trận chiến bằng Rap về những điều họ ghét, và yêu về quốc gia này. Cảnh phim đem lại cảm giác kỳ quái, thế nhưng vẫn rất liên kết với chủ đề xuyên suốt của phim.

“Mặt trời chìm đáy biển” khéo léo lồng ghép các phê phán nhắm vào bộ máy quan liêu của Nhật Bản. Điều này thể hiện ở tờ giấy tuỳ thân My Number có chứng nhận Chính phủ mà các nhân vật cần để có thể lên tàu di tản. Hệ thống My Number còn khá mới và phần lớn các nhân vật đều không biết về điều này. (trong thực tế, Chính phủ đã thúc đẩy người dân Nhật đăng ký My Number, thậm chí suy xét đến việc liên kết tài khoản ngân hàng). Trong một cảnh phim, hàng người chờ lên tàu di tản bị phân thành hai (người có My Number và người không có), điều này khiến quá trình di tản mất nhiều thời gian. Bởi lẽ khi xảy ra COVID-19, Chính phủ Nhật đã yêu cầu những người có My Number nhận kiểm tra kích thích kinh tế. Chi tiết này vô cùng phù hợp với tình hình hiện tại.

“Mặt trời chìm đáy biển” là Anime tuyệt vời mà bạn nên xem, không chỉ về đề tài thảm hoạ, mà còn rất nhiều các vấn đề xã hội khác được lồng ghép vào. Tất nhiên chúng ta không hy vọng những điều trong “Mặt trời chìm đáy biển” là một dự đoán, càng không mong năm 2020 sẽ diễn biến theo cách này.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: