Tức lắm mà vẫn phải nấu ăn cho chồng con, đây là cách trả thù của các cô vợ Nhật
Truyền thống của người Nhật là mang theo cơm trưa từ nhà đến văn phòng hoặc trường học. Một số người tự chuẩn bị bữa ăn, nhưng thường thì người phụ nữ trong nhà (mẹ hoặc vợ) sẽ lo việc đó.
Thế nhưng mỗi ngày đều phải suy nghĩ nấu gì, làm thế nào để cân bằng dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo không gây nhàm chán về mặt khẩu vị, người phụ nữ cũng có lúc mệt mỏi, chán nản.
Đó là lúc những hộp cơm “giận dữ” ra đời.
Đặc biệt nếu hôm đó cô vợ cãi nhau với chồng, hoặc đứa con nói gì đó khiến mẹ phật ý, tất cả sự giận dữ sẽ được thể hiện trong hộp cơm.
Ảnh https://grapee.jp/897333
Hộp cơm này hầu như không có món ăn kèm, trên đó còn có miếng rong biển tạo thành chữ “Kuso” (chửi thề trong tiếng Nhật, có thể dịch là “chết tiệt”).
Thế nhưng khi ăn hết lớp cơm ở trên mới thấy lớp thịt ở bên dưới.
Vẫn là một người mẹ, người vợ dịu dàng đấy thôi…
Tuy cô vợ này có vẻ đang nổi nóng, nhưng nhìn vào miếng cơm nắm này chắc không nhịn được cười mất.
Ảnh https://selfkleptomaniac.org/archives/37
Vợ ơi, đừng bảo chồng “hói” mà….
Hối lỗi đi…
Ảnh https://www.yamasa.com/shokubunka/hanami2018/recipes/87227
Thông điệp hơi nghiêm khắc, nhưng nhìn cũng ngon đấy chứ…
Nghĩ mình là ai chứ hả?
Ảnh https://foundia.net/4691
Chắc là hỏi cho bỏ tức thôi chứ kiểu này anh chồng đâu có trả lời lại được nhì…
Tiền tiêu vặt của tháng này là + 5000 yên
Ảnh https://grapee.jp/76473
Ô hay, mẹ cũng tốt đấy chứ nhỉ…
Đừng vội mừng, thật ra thì con đã bị trừ 7000 Yên.
Hộp cơm trưa hoá ra không chỉ thể hiện văn hoá của người Nhật mà còn là công cụ giao tiếp của người phụ nữ trong gia đình. Không phải lúc nào nó cũng cho thấy khía cạnh ngọt ngào, dịu dàng của họ, mà thể hiện cả sự giận dữ, bực tức. Cũng đúng thôi, phụ nữ cũng là con người mà…
Thực ra rất khó để có thể tạo hình miếng rong biển thành chữ như những hộp cơm ở trên.
Điều đó cho thấy ngay cả khi giận dữ họ vẫn đặt hết tâm sức vào hộp cơm dành cho chồng con đấy chứ.
Kengo Abe