Nghệ sĩ người Nhật tạo ra những tác phẩm nghệ thuật chỉ có thể nhìn qua kính hiển vi
Một nghệ sĩ người Nhật đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật chỉ có thể nhìn qua kính hiển vi.
Ảnh http://www.asahi.com/
Ông Osamu Oku, 52 tuổi được cho là một trong số rất ít nghệ sĩ tảo cát trên thế giới. Ông Osamu Oku đã tạo ra khoảng 600 tác phẩm tảo cát và xuất bản một cuốn sách vào mùa Thu năm 2020. Nội dung gồm ảnh chụp những tác phẩm cùng phương pháp sáng tạo mà ông sử dụng, đưa độc giả đến gần với một thế giới vi mô đầy bí ẩn.
Ảnh http://www.asahi.com/
Tảo cát là một loại thực vật phù du được tìm thấy ở các đại dương và sông ngòi có lớp vỏ trong suốt. Có khoảng vài chục nghìn loài tảo cát, hầu hết trong số đó có kích thước 0,1mm hoặc nhỏ hơn và có các hình dạng như hình tròn, tam giác, quả bóng bầu dục.
Ảnh http://www.asahi.com/
Các loại tảo cát có thể được sắp xếp cạnh nhau để tạo ra những mô hình tinh tế, thể hiện khuôn mặt, phong cảnh. Nhiều tác phẩm thậm chí còn nhỏ hơn hạt gạo và mắt thường không nhìn thấy được. Tuy nhiên dưới kính hiển vi, độ lấp lánh và màu sắc của chúng thay đổi theo cách mà ánh sáng chiếu vào, trông giống như kính vạn hoa.
Ảnh http://www.asahi.com/
Nghệ sĩ Osamu Oku bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của tảo cát khi ông còn là sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Thuỷ sản Tokyo (nay là Đại học Khoa học và Công nghệ Hàng hải Tokyo). Ông thường ngắm tảo cát qua kính hiển vi trong quá trình nghiên cứu về môi trường hàng hải.
Ảnh http://www.asahi.com/
Ông tiếp tục nghiên cứu về tảo cát sau khi học xong cao học trước khi thành lập công ty riêng vào năm 2007. Sau đó, ông vừa bán tiêu bản để người dùng quan sát tảo cát cho mục đích nghiên cứu và giáo dục, vừa bắt đầu tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
Ảnh http://www.asahi.com/
Để thu thập tảo cát, ông Osamu Oku loại bỏ bùn và các tạp chất khác từ nước biển và nước sông trước khi sử dụng hoá chất, dùng nước để làm sạch vỏ của chúng. Sau đó ông sử dụng các công cụ thủ công để sắp xếp tảo cát trên các tờ bìa.
Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỷ mỉ, cũng phải hạn chế sử dụng máy điều hoà.
Ảnh http://www.asahi.com/
Rất khó để Osamu Oku sản xuất hàng loạt các tác phẩm vì ông còn dự án nghiên cứu riêng, ngoài ra ông cũng đang giảng dạy tại trường cao học.
Trong nhiều trường hợp, Osamu Oku bán các tác phẩm của mình với giá vài chục nghìn yên/ một tác phẩm vì muốn nhiều người tìm hiểu về sức hấp dẫn của nghệ thuật tảo cát. Mặc dù so với quá trình tạo tác, giá trị vật chất nhận lại chẳng đáng là bao.
Ảnh http://www.asahi.com/
“Hóa ra đó là một thứ ngoài sức tưởng tượng của chính tôi,” ông Osamu Oku nói. “Cảm giác như tôi đang làm ra những bảo vật, thành thật mà nói, tôi ước mình có thể giữ được tất cả.”
Những sáng tạo của Osamu Oku ban đầu được đăng trên tạp chí hàng tháng Takusan no Fushigi.
AD