Vẫn là con Hạc huyền thoại của Origami, nhưng là phiên bản”bó gối”

Ai mới “tập tễnh” bước vào con đường Origami cũng bắt đầu học gấp con Hạc đầu tiên nhỉ? Cùng với mèo maneki neko vẫy tay, búp bê Daruma và núi Phú Sĩ, Hạc giấy (trong tiếng Nhật là 折り鶴 – orizuru) thường được sử dụng như một biểu tượng của Nhật Bản.

Người Nhật thường gấp nhiều con Hạc đầy màu sắc và treo thành dải dài, được gọi là 千羽鶴 senbazuru. Hạc là con vật linh thiêng, được tin là có thể biến điều ước thành hiện thực. Trong thời hiện đại, người ta gấp Hạc tặng cho những người đang bị ốm, cầu cho họ nhanh hồi phục, hoặc đặt tại các đài tưởng niệm chiến tranh để cầu hoà bình.

Giống như nhiều người Nhật, người dùng Twitter たいせい Taisei (@ junkfood081) cũng biết cách gấp Hạc giấy. Nhưng không giống như mọi người, anh quyết định thực hiện một vài thay đổi đối với thiết kế ban đầu.

Và phiên bản “hạc bó gối” ra đời.

Kiểu ngồi này có tên là 体育座り (taiiku-zuwari) là kiểu ngồi của học sinh cấp 1 trong giờ thể dục.

Nhìn có vẻ buồn cười, nhưng thực ra tư thế của con Hạc nói lên rất nhiều điều. Thông qua kiểu ngồi taiiku-zuwari để thể hiện mong muốn được an ủi, giúp đỡ. Không cần khuôn mặt, chỉ qua dáng điệu, chúng ta có thể mường tượng chú Hạc đang rất cô đơn và rất cần được quan tâm.

Không chỉ có kiểu “bó gối”, chú Hạc của Taisei còn có nhiều tư thế “kỳ dị” khác…

Nằm xả lai…

Đọc tin tức…

Nhân đây, bạn có còn nhớ cách gấp Hạc không nhỉ? Hãy cùng JAPO ôn lại nhé !!!

 

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: