Từ không biết viết gì trong bài luận, học sinh tiểu học Nhật Bản viết được một bài “xuất thần”

Và kiểu “tư duy bên ngoài khuôn khổ” ấy của cô bé này được giáo viên đánh giá cao.

Người dùng Twitter @gude_chichi chia sẻ câu chuyện về cô con gái 7 tuổi. Cô bé hiện đang học năm nhất tiểu học, và được giáo viên cho bài tập viết luận về loại trải nghiệm thực tế của bạn gần đây.

Cô bé kể rằng các học sinh khác đều bắt đầu viết ngoại trừ bản thân, cô bé không biết phải viết gì.

Tuy nhiên hoá ra sau đó, cô bé đã có một bài viết tuyệt vời vào thời điểm văn chương lai láng xuất thần.

Dưới đây là đoạn văn của cô bé:

“Hôm nay chúng em được yêu cầu viết luận. Thế nhưng em không biết phải viết gì cả. Mọi người đều đang viết, ngoại trừ em sao? Giáo viên ơi, giúp em với. Em nên làm gì đây? Em tự hỏi liệu có ai trong lớp cũng đang không viết gì như em không?

Não của em hoàn toàn trống rỗng, cảm giác người đang căng cứng. Sao vậy nhỉ? Đã gần ba tiết trôi qua rồi, em không muốn phải ở lại và hoàn thành bài luận trong giờ giải lao đâu. Em nên làm gì đây? Em không muốn viết luận nữa, phải làm sao đây. Chỉ còn 5 phút nữa thôi, khoan đã, phải rồi. Em có thể viết ra cảm xúc hiện tại về bài luận. Nhưng không đủ giờ nữa rồi, phải làm gì đây?”

Chỉ còn vài phút nữa, và dòng cảm xúc lai láng của em đã lấp đầy trang thứ hai, sau đó là gần hết trang thứ ba, chỉ với màn độc thoại nội tâm của mình.

Cô bé đi đến đoạn kết luận như sau:

“Giáo viên bảo đã hết giờ. Làm sao đây? Có lẽ em nên thành thực, và nói rằng em không thể nghĩ được nên viết gì? Hay em hỏi bạn bè xin lời khuyên nhỉ? Luận văn bao giờ cũng mệt mỏi mà, đúng không? À, bạn của em bảo là “nếu không biết phải làm gì, làm đại đi”.

Người dùng Twitter @gude_chichi cũng chỉ ra rằng con gái của anh ấy thực sự thích viết văn và cũng khá giỏi. Tuy nhiên, viết về những trải nghiệm thực tế không phải là điều mà con bé yêu thích. Vì vậy, đối với bài luận này, cô bé đã quyết định kết hợp một số điểm sáng tạo giữa trí tưởng tượng và cảm xúc thực tế của mình.

Bạn có tò mò về phản ứng của giáo viên sau khi đọc bài viết này không? Bằng cách vẽ hình bông hoa xoáy tròn, thường được sử dụng ở các trường tiểu học Nhật Bản với ý nghĩa là “Làm tốt lắm!”, cô giáo thậm chí còn khen ngợi cách cô bé lựa chọn từ ngữ và truyền tải suy nghĩ của mình một cách rất chi tiết.

Lưu ý cô bé mới học tiểu học, và những bài luận ở tiểu học không thực sự yêu cầu quá cao. Mục đích của chúng là giúp trẻ làm quen với việc viết lách và thể hiện quan điểm cá nhân.

Nhưng việc giúp trẻ trở nên thoải mái và có khả năng sắp xếp cũng như bày tỏ suy nghĩ của mình là một phần quan trọng của giáo dục ở giai đoạn đầu. Có lẽ người cha và cả giáo viên của cô bé trong câu chuyện đều đang làm tốt được điều này.

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: