Sự thật ít ai biết về “bi kịch hậu bi kịch” của người Nhật sống sót trên con tàu Titanic
Titanic là bộ phim lấy đi nhiều nước mắt của người xem, trở thành một trong những phim hay nhất mọi thời đại. Dù bi kịch tình yêu của Jack và Rose trong phim là hư cấu, nhưng bi kịch đắm tàu Titanic là có thật. Đây được xem là tai nạn hàng hải khủng khiếp nhất trên thế giới.
Ảnh https://ameblo.jp/a2j-j2a/entry-10897977429.html
Trong chuyến tàu định mệnh đó có một người Nhật đã “may mắn” sống sót. Tên của ông là Masabumi Hosono. Thế nhưng ai mà ngờ trải qua sự ám ảnh khủng khiếp, bi kịch của người đàn ông này chỉ vừa mới bắt đầu.
Ảnh https://www.yoshiteru.net/entry/20110420/p1
Xem thêm: Bị toàn dân Nhật tẩy chay chỉ vì sống sót sau thảm kịch Titanic
Masabumi Hosono có mặt trên con tàu Titanic khi đang trên đường du học về nước. Tuy may mắn sống sót, nhưng sự may mắn của ông lại bị chỉ trích thậm tệ, đặc biệt là báo chí phương Tây lúc bấy giờ. Nguyên nhân bởi hồi ký của một người Anh có thông tin rằng Masabumi Hosono đã hành động lén lút để được lên thuyền cứu sinh.
Thế nhưng điểm đáng lưu tâm là, trong bài báo chính thức có trích cuốn hồi ký mang tên “The loss of the SS Titanic”, văn bản gốc như sau:
“Những người sống sót cho rằng có người Nhật Bản, hoặc Trung Quốc đã bí mật lên thuyền cứu sinh.”
Dù thông tin không chỉ rõ ràng quốc tịch của người đã thực hiện hành vi lén lút đó, tin đồn lan ra rằng người Nhật là những kẻ hèn nhát, lên cả thuyền cứu sinh khi lẽ ra nên ưu tiên phụ nữ và trẻ em để giữ lấy mạng sống của mình.
Chính Hosono cho biết anh ta khi đó đã sẵn sàng để chết, nhưng chiếc thuyền trước mặt sắp hạ xuống và vẫn còn chỗ trống. Bản thân Hosono biết nên ưu tiên phụ nữ và trẻ em, nhưng trong tình huống đó, anh đã quyết định lên thuyền và cứu lấy chính mình.
Đến năm 1997, có lẽ danh dự của Hosono đã được khẳng định trở lại khi có thông tin đính chính rằng nhân vật trong bài báo khi đó là người Trung Quốc. Nhưng đó là mãi rất lâu về sau khi Hosono ra đi ở tuổi 68 vào năm 1939, ôm theo rất nhiều luyến tiếc nếu ngày đó mình không hành động như thế, gia đình đã không bị liên luỵ.
Sự thù ghét với Masabumi Hosono không thực sự lớn ở Châu Âu, mà ngay tại quê hương Nhật Bản của ông. Một trong những nét văn hóa của thời đại Samurai ở Nhật Bản quan niệm rằng con người nên chết một cách thanh nhã, thà chết chứ không được đánh mất danh dự.
Khi các giá trị về quan niệm đã bớt nặng nề, người Nhật hiện đại có thể ngẫm lại về hành động của Hosono khi ấy, và hiểu rằng khát vọng được sống không phải điều khủng khiếp đến mức bị chỉ trích thậm tệ.
Abe Kengo