Giải thích sức mạnh từ lời nói của nhân vật Inumaki Toge trong Anime Jujutsu Kaisen trên khía cạnh văn hoá
Hiện tại, bộ Anime Jujutsu Kaisen (Tựa tiếng Việt: Chú thuật hồi chiến) đang “làm mưa làm gió” trên toàn thế giới. Trong khoảng thời gian không thể đi lại nhiều vì dịch bệnh, tôi cũng đã thử xem qua bộ phim này, nó rất thú vị.
Đây là một nhân vật xuất hiện trong phim.
Tên của nhân vật là Inumaki Toge, một trong các tiền bối của dàn nhân vật chính. Bình thường, nhân vật này luôn che miệng của mình lại, và cậu ấy chỉ nói những từ liên quan đến thành phần Onigiri (cơm nắm).
Tuy nhiên, khi để lộ miệng ra, Inumaki Toge sẽ tung ra những câu nguyền rủa có kèm theo sức mạnh để tấn công đối thủ.
Bạn có thể nghĩ rằng đây là câu chuyện hư cấu nhưng trên thực tế, nguồn gốc của sức mạnh này là từ 言霊 (Kotodama), đã được lưu truyền từ thời xa xưa ở Nhật Bản.
Tất nhiên, vì là Anime nên hiệu ứng của nó được phóng đại lên.
言霊 (Kotodama) là gì?
Từ xa xưa, người ta tin rằng lời nói có sức mạnh tâm linh huyền bí. Những lời nói ra có khả năng trở thành hiện thực, nói lời tốt sẽ dẫn đến điều tốt, nói lời xấu, điều xấu sẽ “quật” ngược lại bạn.
Ảnh https://jp.tadaimajp.com/2016/07/spiritual_power_dwells/
Nếu bạn nói những lời khiến người khác cảm thấy căm hận và bị hạ thấp, sức mạnh tâm linh của Kotodama sẽ dội lại và làm cho bạn đau khổ.
Người Nhật có văn hoá không phủ định hoàn toàn điều gì. Chính bởi vậy mà nhiều nước ngoài học tiếng Nhật cảm thấy khó khăn.
Văn hoá này được sinh ra từ việc ý thức về Kotodama.
Đa số người Nhật biết không nên dùng những từ xui xẻo như “Rớt”,”Trượt”,”Ngã” trước mặt một học sinh đang chuẩn bị đi thi vì điều đó có thể trở thành sự thật. Cho đến bây giờ, Kotodama vẫn là một văn hóa đang tồn tại trong ý thức của đa số người Nhật.
Họ chọn cách diễn giải khác cho các từ ngữ tiêu cực.
Có một ví dụ như thế này trong tiếng Nhật, mời các bạn xem hình bên dưới.
Đây là món mực khô, ở Việt Nam cũng có đúng không?
Ở Nhật họ thường phơi khô mực Surume Ika (một loại mực bay Nhật Bản) nên mực khô Surume là loại phổ biến nhất.
Nhưng về mặt tâm linh, từ này không tốt chút nào. Trong cờ bạc, “する目”(surume) có nghĩa là bị mất một con mắt (thể hiện cho con số trong tay hoặc trên xúc xắc của bạn) – vì vậy từ này mang ý nghĩa xui xẻo.
Thế nên người ta đã đổi tên của món mực này thành Atarime, trong tiếng Nhật viết là 当たり目 với ý nghĩa may mắn trong đánh bạc.
Kotodama không chỉ có ở Nhật.
Không riêng gì Nhật Bản, trong văn hoá các quốc gia khác cũng tin vào “sức mạnh ngôn từ”. Những ai đã đọc Kinh thánh sẽ biết rằng có rất nhiều cảnh trong Kinh thánh mà Moses và Christ sử dụng Kotodama.
“Power of Words” được sử dụng trong tiếng Anh, để diễn tả điều tương tự như văn hóa Kotodama của Nhật Bản, nhưng nó xuất phát từ đâu?
Tại sao Kotodama tồn tại?
Chưa từng có nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này. Tuy nhiên, người ta tin vào nó, không chỉ ở Nhật Bản mà ở cả những nước khác. Tôi nghĩ điều này là do ảnh hưởng từ văn hóa Kotodama đã có lịch sử hơn 1000 năm trước.
Cơ thể của chúng ta 80% là nước. Nước truyền dao động và tạo ra các gợn sóng. Khi bạn nói một từ, bạn sẽ phát ra âm thanh, những âm thanh đó lan truyền như những gợn sóng.
Những rung động đẹp đẽ chứa trong những từ ngữ tích cực, những rung động xấu chứa trong những từ tiêu cực. Một số người nói rằng hiệu ứng này diễn ra vì những rung động được truyền đi trên khắp cơ thể của chúng ta.
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh.
Dù sao thì “Lời nói không mất tiền mua”, hãy luôn nói những điều tích cực.
Nếu bạn nghĩ tôi đang nói nhảm, bạn hãy tự thử nghiệm một lần. Sau 3 tháng, bạn sẽ thấy được kết quả.
Đừng chỉ khen ngợi ai đó trong suy nghĩ, hãy khen ngợi họ thật to. Hãy nói thật to những việc bạn muốn làm, những quy tắc bạn muốn tuân theo mỗi ngày. “Cảm ơn”, “Chào buổi sáng”… cũng là những câu nói tích cực. Mỗi ngày, hãy nói những điều đó với một nụ cười khi nhìn vào khuôn mặt của người bạn gặp.
Bạn không nghĩ rằng thật tuyệt vời khi điều đơn giản này lại có khả năng thay đổi cuộc đời mình sao? Trong khi đó bạn chẳng mất gì cả…
Việc làm này có ảnh hưởng rất tốt đến môi trường xung quanh, nhất định bạn phải thử thực hiện nhé!
Kengo Abe