Cái nhìn về “tận thế” của người Nhật sau năm 1995 thể hiện trong Anime

Sekaikei (sekai nghĩa là “thế giới”, và kei nghĩa là “loại”) là một thuật ngữ tiếng Nhật không được xác định rõ ràng, chủ yếu lan truyền qua Internet nhưng nhận được sự quan tâm về mặt chuyên môn (thậm chí còn có các bài giảng học thuật).

Định nghĩa đơn giản của Sekaikei là một câu chuyện có nhân vật nam – nhân vật nữ và các chuỗi sự kiện về một thế giới tận thế đều bắt nguồn từ mối quan hệ của họ.

Ảnh https://ciatr.jp/topics/224196

Thông thường cốt truyện đi theo hướng như sau:

  1. Nhân vật bắt đầu với cuộc sống bình thường. Sau đó nhân vật trung tâm sẽ bị rơi vào tình huống mà tại đó Thế giới sẽ kết thúc (Ngày tận thế).
  2. Nhân vật nam gặp nhân vật nữ, và người kia đang cố gắng chiến đấu để chống lại Ngày tận thế.
  3. Có rất ít mô tả về các yếu tố đan xen trong mối quan hệ giữa họ và việc thế giới đang sụp đổ, nhưng thực ra lại là yếu tố then chốt và trực tiếp
  4. Tại cao trào của câu chuyện, một trong hai nhân vật bị buộc phải lựa chọn giữa “chết vì yêu” hay “an toàn và hoà bình thế giới”

Một điều đáng chú ý thường thiếu vắng trong các tác phẩm dạng sekaikei là vai trò của xã hội /cộng đồng ở cấp độ vi mô và sự quan tâm với thế giới ở cấp độ vĩ mô. Nguồn gốc của việc này bắt nguồn từ những thảm họa năm 1995 (năm được coi là nguồn gốc của thể loại này) ở Nhật Bản, cụ thể là trận động đất Hanshin và vụ tấn công bằng sarin trên tàu điện ngầm ở Tokyo, đã phá hủy Niềm tin văn hóa đại chúng vào khả năng xã hội Nhật Bản bảo vệ cá nhân khỏi các thế lực phá hoại bên ngoài. Đó là thời kỳ mà Nhật Bản ở trong các cơn khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng xã hội, khủng hoảng niềm tin kéo dài.

Ảnh https://www.amazon.com/Sekaikei-Satoshi-Maejima-Daisuke-Nishijima/dp/4061389688

Sekaikei là một thể loại mà ở đó mọi thứ đều tăm tối, u ám, nhân vật bi quan, bế tắc trước định mệnh, dần dần trở nên vô cùng bạc nhược và chạy trốn khỏi thế giới thực tại.

Ví dụ về Sekaikei trong văn hoá đại chúng Nhật Bản:

Neon Genesis Evangelion: nam chính vật vã với nổi khổ cá nhân trong khi các bạn nữ trở thành chiến binh bảo vệ thế giới. Cốt truyện đào sâu phân tích tâm lý nhân vật, hướng hoàn toàn vào nội tâm mà không quan tâm về thế giới bên ngoài nữa.

Ảnh https://www.cbr.com/evangelion-anime-too-far/

Còn một cách khác để đối diện với thế giới bất nhẫn, đó là nhân vật từ bạc nhược, dần có cảm giác thù địch, căm hận. Để giải thoát, nhân vật trở nên lạnh lùng, lươn lẹo, gian trá và cả bất nhân. Thế nhưng các phản ứng suy đồi về mặt đạo đức đó, đáng buồn thay, lại là điều duy nhất có thể làm, hay thậm chí được xem là một dấu hiệu của sự đấu tranh, giữa một xã hội cũng lạnh lùng và đầy cạnh tranh khốc liệt. Thể loại này gọi là sabaibu-kei サバイブ系 (thể loại sinh tồn), giết hoặc bị giết.

Ảnh https://imgur.com/a/f31Ki

Ví dụ:  Death Note (2003)

Khi đã quá mệt mỏi vì chiến đấu, người ta tìm ra một giải pháp khác, nhẹ nhàng tình cảm, khắc hoạ đời sống thường nhật, khép kín của một nhóm bạn (thường là con gái) đáng yêu, chẳng cần quan tâm bối cảnh cuộc sống ra sao, cũng chẳng có mấy drama để mà “hít hà”. Nhóm bạn mỗi ngày ở bên nhau, làm những thứ đáng yêu như chơi nhạc, đi biển, nấu ăn,… Cuộc sống “hường hoá”, mặc kệ những biến cố hay mâu thuẫn vốn có, thể loại này là nichijou-kei (thể loại đời thường).

Ảnh https://sinanimenoheya2.com/%E6%97%A5%E5%B8%B8%E7%B3%BB

Ví dụ: K-On (2008)

Còn một loại nữa là Iyashi-kei 癒し系(thể loại chữa lành), cũng nhẹ nhàng và bình yên như nichijou-kei nhưng đó là bình yên sau một cơn khủng hoảng. Đúng như cái tên, nhân vật sẽ tìm đến một giải pháp để chữa lành sau những tổn thương. Tác phẩm loại này nhấn mạnh mối quan hệ với thiên nhiên (dòng sông, cây cỏ, bầu trời,…) như một liệu pháp xoa dịu.

Ảnh https://screentherapyblog.wordpress.com/2018/03/13/iyashikei/

 

Sacchan
Xem thêm: