Tìm hiểu nghệ thuật “chơi bóng” thời Edo qua tranh khắc gỗ Omocha-e

Năm 1842, bậc thầy tranh khắc gỗ Ukiyo-e Utagawa Hiroshige sáng tạo ra dòng tranh Omocha-e dành riêng cho trẻ em để hướng dẫn cách “chơi bóng” vô cùng độc đáo.

Omocha-e dịch là tranh đồ chơi, là một trong những đề tài của dòng Ukiyo-e, tuy nhiên không còn nhiều tác phẩm tồn tại đến ngày nay. Omocha-e là Ukiyo-e hướng tới đối tượng trẻ em, được dùng không phải để thưởng thức mà chủ yếu để chơi. Trong đó có loạt tranh hướng dẫn cách sử dụng tay, hoặc những bộ phận khác trên cơ thể và một số đạo cụ đơn giản để mô phỏng các hiện tượng, sự vật, con vật trong thiên nhiên thông qua bóng.

Ảnh https://www.thisiscolossal.com/

“Chơi bóng” là trò rất phổ biến với trẻ em thời đó. Thay vì dùng tường làm mặt phẳng, người xưa sẽ dùng cửa Shoji. Một người có thể đứng sau Shoji tạo kiểu, trong khi người còn lại ở bên này đoán xem đó là gì.

Bạn có thể đoán được hoạ sĩ đang mô phỏng điều gì không nhỉ?

Một số tư thế thực sự phức tạp và sử dụng nhiều đạo cụ khó, kiểu này không hướng tới mục đích hướng dẫn trẻ em tham khảo hay bắt chước, mà thiên về tính giải trí nhiều hơn.

Trò này không chỉ kích thích sự sáng tạo của người mô phỏng mà cả người đoán nữa nhỉ…

Cuộc sống ngày nay gắn liền với sự hiện đại, trẻ em có nhiều trò giải trí hấp dẫn hơn, ví dụ xem Video trên Youtube, hay chơi xếp hình LEGO. Thế nhưng nhớ lại khi xưa, nhiều người trong chúng ta cũng từng chơi với cái bóng của chính mình khi đột ngột cúp điện. Mình tin rằng dù là trẻ em năm 1842, hay năm 2021, cũng đều sẽ thích thú với kiểu chơi vừa sáng tạo, vừa chẳng lệ thuộc quá nhiều vào bất kỳ công nghệ nào này.

AD
Xem thêm: