Chữ Vạn Phật giáo bị xóa khỏi Anime Tokyo Revengers trong bản tiếng Anh

Tokyo Revengers là series Manga/Anime lấy đề tài tuổi trẻ xoay quanh băng giang hồ Tokyo Manji. Biểu tượng Manji (卍) – Chữ Vạn trong Phật giáo xuất hiện xuyên suốt trong Manga cũng như Anime. Tuy nhiên biểu tượng này đã bị xóa khỏi bản phát hành tiếng Anh, vì sợ gây nhầm lẫn với biểu tượng của Đức quốc xã.

Đây là ảnh chụp màn hình phần Opening bản Nhật.

Chữ Vạn có thể được nhìn thấy trên lá cờ được trải trên mặt đất.

Còn đây là ảnh chụp màn hình OP của bản tiếng Anh.

Chữ Vạn đã biết mất.

Người Nhật có một từ khác để mô tả biểu tượng của Đức Quốc xã là haakenkuroitsu (ハ ー ケ ン ク ロ イ ツ), hoặc “hakenkreuz”, tiếng Đức có nghĩa là chữ Vạn. Chữ Vạn của Đức Quốc xã thường bị nghiêng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy; tuy nhiên, Phật giáo Nhật Bản sử dụng cả manji mặt trái và mặt phải. Manji nằm ngang hướng về bên trái được sử dụng để đánh dấu các ngôi Chùa Phật giáo. Đây là biểu tượng có ý nghĩa linh thiêng và tốt lành, không riêng gì Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia châu Á. Băng đảng Manji ở Tokyo không liên quan gì đến Đức quốc xã.

Manga ra mắt vào năm 2017, một năm sau khi biểu tượng Manji trở thành tiếng lóng được giới trẻ Nhật Bản sử dụng. Với tiếng lóng này, ý nghĩa cổ xưa, tốt lành của Manji vẫn còn, nhưng nó được bổ sung một loạt ý nghĩa mới. Ví dụ, các bạn trẻ sẽ nói “Manji” trước khi chụp ảnh, hoặc dùng từ này để chỉ ai đó với tính cách tinh nghịch, dễ bị kích động,…Nói chung, Manji trong tiếng lóng cũng không liên quan gì đến Đức quốc xã.

Một cảnh khác thể hiện các thành viên của băng Tokyo Manji đứng trước một biểu tượng manji khổng lồ.

Chữ Manji khổng lồ đã biến mất trong bản tiếng Anh. Trong bản này, chữ Manji cũng không xuất hiện trên áo khoác của các thành viên.

Đây là chữ Vạn trên áo khoác của các thành viên trong bản Nhật.

Chữ đã bị che bằng ánh nắng chiếu qua trông rất thơ mộng…

Tokyo Revengers là một bộ đòi hỏi nhiều bối cảnh để hiểu được ý nghĩa của các nhân vật. Nếu chỉ xem lướt qua, rất dễ hiểu lầm rằng đây là một nhóm côn đồ bất cần, chống đối, thêm vào đó là yếu tố dễ gây nhầm lẫn của biểu tượng Manji với một bộ phận người xem có thể là nguyên nhân khiến nó bị loại bỏ trong bản tiếng Anh, và điều này cũng dễ hiểu thôi.

Sacchan
Xem thêm: