Trèo đèo vượt suối chỉ để… gửi thư, lý do những thùng thư này vẫn thu hút người sử dụng

Khi dạo quanh đường phố ở Nhật Bản, bạn có vô tình bắt gặp chiếc thùng sắt “màu đỏ” như hình dưới đây?

Ảnh: https://icotto.jp/presses/2236

Để đáp ứng nhu cầu thư tín của người dân, các thùng thư được đặt ở rất nhiều vị trí khác nhau từ thành phố lớn đến cả những vùng quê hẻo lánh ít người sinh sống. Thay vì đến bưu điện người dân có thể gửi thư hay bưu thiếp bằng cách cho trực tiếp vào thùng thư, cứ định kỳ sẽ có bưu tá đến thu lại và gửi đến những địa chỉ mà khách hàng mong muốn. Trong thời đại công nghệ phát triển, việc liên lạc trở nên vô cùng tiện lợi với những phương thức nhanh gọn như Messenger, E-mail, điện thoại… thế nhưng theo tôi trong tất cả thư từ vẫn là cách bày tỏ tình cảm đậm tính nhân văn nhất.

Ở Nhật Bản với mục tiêu tạo sự công bằng cho tất cả các địa phương trên lãnh thổ Nhật Bản, dù biển đảo xa xôi hay cao nguyên trập trùng, người Nhật cũng cố gắng lắp đặt các cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của người dân. Vì vậy, thùng thư cũng không phải ngoại lệ. Một số thùng thư được đặt trên những địa hình kỳ lạ mà bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng có người lại sử dụng được cả, sau đây Japo sẽ giới thiệu đến bạn 3 chiếc thùng thư như thế.

 Thùng thư dưới đáy biển 

Ảnh: https://icotto.jp/presses/2236

Thùng thư được đặt tại một vùng biển xinh đẹp, khí hậu ấm áp của Nishimuro-gun, tỉnh Wakayama. Nếu muốn gửi thư, người dân chỉ có cách lặn xuống độ sâu khoảng 10m. Thế nhưng đừng lo lắng đã có cơ sở lặn gần đó thay bạn lặn xuống để gửi thư rồi. Còn việc thu thập thư cũng sẽ do cơ sở này thực hiện, sau đó chuyển cho bưu tá. Ngoài ra, bạn có thể mua bưu thiếp và bút chuyên dụng ngay tại cơ sở lặn. Vô cùng “tiện lợi” phải không nào?

Tuy nhiên, phải lưu ý rằng 10m là độ sâu không phải người bình thường chỉ cần đeo kính lặn là lặn được, bạn cần phải có chứng chỉ lặn bình dưỡng khí thì mới có thể sử dụng được các trang thiết bị. Vì vậy vừa đến Wakayama du lịch, vừa học lặn bình dưỡng khí lại vừa có thể gửi bưu thiếp cho người thân, quả là một trải nghiệm thú vị.

Mặt khác, dường như mô hình này cũng đã có mặt ở thành phố Ito tỉnh Shizuoka.

Ảnh: https://icotto.jp/presses/2236

Tại đây cũng có dịch vụ bán bưu thiếp chuyên dụng dưới nước và dịch vụ bọc màng cho bưu thiếp mà du khách mang đến.

Thánh địa của các cặp đôi – Thùng thư trên không trung

Ảnh: https://icotto.jp/presses/2236

Nối dài từ thành phố Iseshi, tỉnh Mie đến thành phố Tobashi, có một tuyến đường đi thu phí được gọi là Ise Shima Skyline, nhưng ở đây có một đài quan sát trên đỉnh núi ngoạn mục nhìn ra Vịnh Ise. Trụ đặt trên đài thiên văn này được gọi là trụ không trung vì nó trông giống như đang bay vậy.
Không rõ lý do nào khiến nơi này trở thành thánh địa của các cặp đôi nhưng cũng rất thú vị nếu gửi một bức thư tình từ thùng thư trên không này đấy. Có lẽ thần tình yêu trên trời sẽ phù hộ cho tình yêu của bạn.

Thùng thư cao nhất Nhật bản, đỉnh núi Phú Sĩ 

Ảnh: https://icotto.jp/presses/2236

Thùng thư cao nhất Nhật Bản được đặt trên ngọn núi biểu tượng của đất nước, ngọn núi Phú Sĩ. Lần này tuy không cần phải nhờ đến chuyên gia lặn, nhưng bạn phải tự mình cuốc bộ lên đỉnh núi, tại đây có hẳn một bưu điện để bạn mua tem kỷ niệm và viết nên những dòng thư đặc biệt nhắn gửi người thương. Thế nhưng do thời điểm leo núi Phú Sĩ chỉ mở vào mùa Hè nên thùng thư và bưu điện cũng chỉ hoạt động duy nhất vào mùa Hè.

Khác với nhân viên bưu điện dưới mặt đất, những nhân viên của bưu điện đặc biệt này chỉ làm 1 tuần sau đó luân phiên đổi cho người khác. Nghĩ đến việc leo núi Phú Sĩ để đi làm cũng khiến tôi cảm thấy khó khăn nghìn trùng. Vậy mà có những người chịu được công việc này trong vòng 1 tuần cơ đấy.

Một số thùng thư đặc biệt khác mà bạn có thể ghé thăm trên hành trình thăm thú Nhật Bản đó là: Thùng thư ở cực Đông (thành phố Nemuroshi, Hokkaido), thùng thư nằm ở cực Tây (đảo Yonaguni-jima, Okinawa), thùng thư cực Bắc (thành phố Wakkanai, Hokkaido), thùng thư cực Tây (đảo Hateruma-jima, Okinawa)

Đây là đảo Hateruma-jima.

Hòn đảo không chỉ gần Đài Loan mà còn gần Philippine hơn cả Tokyo nữa.

Thỉnh thoảng bày tỏ cảm xúc với những người bạn, người thân nơi phương xa bằng hình thức thư tín cũng rất đỗi tuyệt vời đấy chứ, nhất là gửi từ những nơi đặc biệt như các thùng thư trên càng khiến cho bức thư thêm phần cảm động. Nếu có dịp, bạn hãy thử bỏ điện thoại, laptop xuống để gửi gắm tình cảm theo cách này nhé!

 

Kengo Abe
Xem thêm: