KARASU-ZOKU (カラス族) – Cách những con “quạ đen” khẳng định bản thân trong thế giới thời trang đường phố Nhật Bản

Karasu-zoku (tạm dịch: Tộc quạ) là tên một phong cách thời trang, kết hợp quần áo được thiết kế theo xu hướng “đồng tính”, cùng với phụ kiện, nhưng cả trang phục và phụ kiện đều phải màu đen, và toàn màu đen.

Nhưng không đơn giản như vậy.

Phong cách thời trang này kéo dài từ năm 1982- 1990, gắn liền với các nhà thiết kế Yohji Yamamoto, Issey Miyake, và Rei Kawakubo.

Trong thế giới thời trang đường phố, bạn sẽ thấy rất nhiều khía cạnh đối lập với nhau, bóng tối và ánh sáng, tối giản và cầu kỳ,…điều này thể hiện rõ trong phong trào phản thời trang mang tên Karasu-zoku.

Trong khi đa số người dân Tokyo đều muốn thật phong cách, thật bóng bẩy, với nhiều màu sắc hấp dẫn từ đáng yêu đến sang trọng, thì “những chú quạ” lại muốn nổi loạn với “nguyên cây đen” từ đầu đến chân,

Trang phục quá khổ, không đối xứng, nam mặc đồ của nữ, nữ lại mặc đồ của nam. Những chiếc áo cổ lọ kỳ quái, kết hợp với chiếc khăn choàng như muốn nuốt chửng người mặc, những chiếc váy maxi bồng bềnh,… đó là vài nét đặc trưng của DC burando, thuật ngữ được các nhà thiết kế ám ảnh bởi phong cách Karasu-zoku xây dựng nên.

Nhà thiết kế Yohji Yamamoto từng mô tả màu đen “vừa khiêm tốn lại vừa kiêu ngạo”, đây là nền tảng phong cách Karasu-zoku. Mặc dù được truyền cảm hứng từ phong cách Punk của Anh, Yamamoto phản đối việc “tây hoá” thời trang ở Nhật Bản, đó là lý do anh tìm kiếm một con đường khác, một “chiếc bóng” mạnh mẽ nam tính của Nhật Bản truyền thống hướng tới những người phụ nữ độc lập.

Kawakubo và Yamamoto ra mắt bộ sưu tập của họ ở Paris vào mùa xuân và mùa hè năm 1982 trước những đánh giá trái chiều.

Những “con quạ đen” nổi loạn cũng là những người đầu tiên đón nhận củng cố khái niệm về “thời trang phi giới tính” – vốn là một ý tưởng rất mới khi đó. Những nhà thiết kế này vốn không quan tâm người khác nghĩ gì về họ, và những người theo phong cách này dường như tìm thấy một nơi để họ thuộc về, để phù hợp với tính khí ngang ngạnh của họ. Giống như đàn quạ, những người theo “tộc quạ” tụ lại với nhau, và vẫn nổi bật giữa rất nhiều phong cách thời trang khác.

Sacchan
Xem thêm: